Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Sức mạnh của tự nhiên qua hình ảnh sét

Ấn tượng, đẹp mắt và đầy sức hủy diệt, sét luôn khiến con người phải sợ hãi đề phòng.

Từng đợt gió mạnh kéo đến, mây đen ngập kín bầu trời và tia sét khủng khiếp đánh xuống. Hàng năm, Trái Đất chứng kiến khoảng 1,3 tỉ lần hiện tượng đó. Sét đánh đã gây ra rất nhiều thiệt hại về tài sản và nhân mạng cho chúng ta và thậm chí thời xưa, chúng còn được gắn liền với sức mạnh của thánh thần.
Sét thông thường được sinh ra khi có sự mất cân bằng điện tích giữa các đám mây hay giữa các đám mây với mặt đất. Sét cũng có thể được tạo ra bởi các đám tro núi lửa hoặc khói từ cháy rừng khi chúng đủ dày đặc và dẫn diện. Cũng có những loại sét vẫn còn là bí ẩn với con người như sét hòn hay sét sinh ra trên thượng tầng khí quyển với hình dáng rất kỳ lạ.
Sét đánh giữa các đám mây và giáng thẳng xuống đất tại bang Georgia, Mỹ hồi giữa năm 2009. Hơn 4.000 người đã phải chịu cảnh mất điện trong đợt giông bão này, điều vốn rất hiếm khi xảy ra tại Mỹ.
Sét đánh trên biển Thái Bình Dương soi sáng cả hai chiếc máy bay đang đậu phía trước. Ảnh được chụp trên hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis.
Từng chùm sét lớn đan xen nhau phủ kín cả bầu trời. Với những chùm sét như thế này, ngay cả khi ở trong nhà chúng ta vẫn phải cẩn thận tránh xa các đồ điện tử cũng như những nơi có nước để đề phòng sét đánh lan.
Ánh đèn tại thủ đô Montevideo, Uruguay dường như bị tia sét khổng lồ phía trên làm cho mờ nhạt hẳn đi. Sét cũng có thể đánh từ dưới đất lên mây và loại sét đó giống như một thứ mồi dẫn tia sét lớn hơn giáng tiếp xuống đất.
Một bức ảnh rất hiếm chụp lại ngay sát một đám mây xoáy với tia sét đang vần vũ phía trên. Để ghi lại hình ảnh này, nhiếp ảnh gia đã phải mạo hiểm tính mạng vì sét có thể đánh trúng bất cứ lúc nào.
Sét đánh phía trên hồ Lecco, Italy và ánh sáng của chúng khiến các đám mây hiện ra thật ma quái. Sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu như đi thuyền trên hồ trong lúc sét đánh.
Sét đánh gần tòa nhà cao nhất ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Sét có thể có nhiều màu sắc khác nhau và thậm chí sét dị hình ở thượng tầng khí quyển còn có màu đỏ rực.
Sét đánh ở gần điện Kremlin, thủ đô Moscow, Nga vào mùa hè năm 2009. Hầu hết các tòa nhà lớn hiện nay đều có cột thu lôi để hạn chế tác hại của sét. Đó là phát minh của nhà bác học Mỹ Benjamin Franklin vào thế kỷ 18.
Một tia sét khổng lồ đánh phía trên hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis khi nó đang di chuyển ở vùng vịnh Thái Lan. Hàng không mẫu hạm này thường hoạt động ở các vùng biển nhiều mưa giông và do đó hay gặp các đợt sét lớn.
Chùm sét lớn đánh xuống Cung điện Liên Bang Thụy Sĩ ở thành phố Bern. Sét có thể phá hủy các thiết bị điện ngay cả khi không trực tiếp đánh trúng vì nó tạo ra các xung điện từ lớn.
Bức ảnh cận cảnh hơn chụp lại sét phía sau Cung điện Liên Bang Thụy Sĩ. Các vật cao như nhà cửa, cây cối và thậm chí cả con người đều “hấp dẫn” sét đánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét