Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

BRUNEI – TÊN QUỐC GIA LẤY TỪ TÊN QUẢ XOÀI




I. Nguồn gốc tên gọi

Brunei có tên đầy đủ là “Darussalam – Brunei”, nằm ở phía bắc đảo Kalimantan. Tên nước hợp thành từ tên dân tộc và tên tôn giáo Islam. Brunei nguyên là tên gọi của một dân tộc cổ trên đảo Kalimantan (tên cũ là Borneo), trong tiếng Mã Lai, Brunei mang nghĩa thực vật, chuyên chỉ “xoài”, cũng có người gọi là “trái Salomon”. Có cách giải thích khác cho rằng Brunei mang nghĩa “hình dáng biển” trong tiếng Phạn.

Từ xa xưa đến nay, Brunei do tù trưởng thống trị, sau khi đạo Hồi truyền vào đầu thế kỷ XV, kiến lập vương quốc Sultan. Tiếng Sultan dịch âm trong tiếng Ả Rập, mang nghĩa “kẻ thống trị” hoặc “quân vương”. Đầu thế kỷ XVI, nước Brunei trở nên hùng mạnh, bản đồ biên giới lúc đó bao gồm toàn đảo Kalimantan, Sulu, Palawan… Tổ tiên Bolkiah của Sultan hiện nay đông chinh tây chiến từng vượt biển đến Java và Malacca, chinh phục Sulu, thậm chí từng chiếm thủ đô Manila của Philippines. Cuối thể kỷ XVI, do sự xâm lược của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan, Brunei trở nên suy yếu, đến thế kỷ XIX, lãnh thổ chỉ còn lại một bộ phận Sarawak, Brunei và Sabah ngày nay. Năm 1841, Brunei cắt Sarawak cho James Brook, người Anh. Năm 1877, lại đem Sabah cho thương nhân Anh thuê. Vài năm sau, chuyển vào công ty North Borneo (Anh). Về sau, lãnh thổ Brunei chỉ còn lại như hiện nay.

Năm 1888, Brunei trở thành nước bảo hộ của Anh, năm 1941 đến năm 1945 bị Nhật Bản chiếm đóng, tháng 7 năm 1946, lại trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1971, Anh quy định cho Brunei hoàn toàn tự trị, trừ quyền ngoại giao. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei cuối cùng thoát khỏi sự thống trị khoảng 92 năm của Anh, giành được độc lập, lấy tên nước là “Darussalam – Brunei”. Tên gọi Darussalam là từ ngữ của tôn giáo Islam, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập mang nghĩa “vùng đất hòa bình” hay “thế giới an lạc”.

II. Quốc kỳ


Hình chữ nhật. Mặt lá cờ do bốn màu vàng, trắng, đen và đỏ tạo thành. Nền cờ màu vàng, hai dải sọc đen và trắng đi chéo qua nền cờ, chính giữa nền cờ có quốc huy Brunei màu đỏ. Năm 1906, khi còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã chế định quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Màu vàng trên lá cờ biểu thị Sultan là tối cao. Sau đó, để kỉ niệm hai vị thân vương có công, Sultan đã quyết định thêm hai dải sọc chéo trên quốc kỳ. Năm 1959, khi Brunei tự trị, đã chế định bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp quy định có hình quốc huy ở chính giữa quốc kỳ. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập, chính phủ quyết định tiếp tục sử dụng quốc kỳ này.

III. Quốc huy


Màu đỏ. Đồ án trung tâm là một mặt trăng cong lên trên, tượng trưng Brunei là quốc gia theo đạo Islam. Giữa vầng trăng non có câu cách ngôn bằng tiếng Malaysia màu vàng “Mãi mãi theo sự chỉ dẫn của chân Chúa, vạn sự như ý”. Ở trung tâm vầng trăng có một thân cây cọ, phía trên thân cây cọ có hai cánh dang rộng, hai cánh và hai đầu nhọn của trăng non nối với nhau, tượng trưng cho hòa bình. Trên hai cánh có trang trí một lọng và một lá cờ, tượng trưng cho Sultan là tối cao. Hai bên hình vẽ trung tâm có hai cánh tay ở tư thế nâng đỡ, nó vừa biểu thị sự ủng hộ của thần dân Brunei đối với Sultan, vừa biểu thị người Malaysia chiếm 90% dân số Brunei. Dưới cùng quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, dòng chữ trên đó có nghĩa là “Ngôi thành hòa bình, Brunei”. Năm 1959, Brunei ban bố bản Hiến pháp đầu tiên, quy định hình quốc huy này. Năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập và tiếp tục sử dụng quốc huy này.
__________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét