Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

GAMBIA – QUỐC GIA CỦA CÁC DÒNG SÔNG




I. Nguồn gốc tên gọi

Gambia có tên đầy đủ là “Cộng hòa Gambia”, nằm ở Tây Phi, hạ du sông Gambia. Tên nước có nhiều nguồn gốc khác nhau:

1. Lấy từ tên sông Gambia. Sông Gambia chảy từ đông sang tây, dài theo chiều ngang đất nước, độ dài khoảng 480 km. Thế kỷ XV, khi người Bồ Đào Nha đầu tiên đến con sông này, nghe dân bản xứ gọi là “Badimma”, người Bồ Đào Nha đọc trại thành “Gambia”.

2. Từ tên bộ tộc Ganbule. Năm 1588, sau khi người Anh xâm nhập, thương nhân Bồ Đào Nha đem thuyền buôn bán giao lại cho công ty mậu dịch Anh. Năm 1765, Anh đem vùng này sát nhập vào vùng chiếm đóng được ở Senegal thành “Senegambia”.

Năm 1779, Pháp chiếm Senegambia, tranh đoạt với Anh. Năm 1783, theo “Hòa ước Verseille”, vùng hai bên bờ sông Gambia thuộc về Anh, còn Senegal thuộc về Pháp. Năm 1807, Anh sát nhập Gambia vào Siera Leon. Năm 1843, Gambia là thuộc địa dưới sự quản lý trực tiếp của Anh. Năm 1889, Anh, Pháp đạt thành hiệp nghị, phân định biên giới Gambia hiện nay. Tháng 12 năm 1964, Anh đồng ý cho Gambia độc lập vào ngày 18 tháng 2 năm 1965. Ngày 24 tháng 4 năm 1970, thành lập “Cộng hòa Gambia”.

II. Quốc kỳ


Do ba hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, lam, lục tạo thành. Trên và dưới của hình chữ nhật màu lam có hai viền sọc trắng. Màu đỏ tượng trưng cho ánh nắng, màu lam tượng trưng cho tình yêu và lòng trung thành, đồng thời tượng trưng cho con sông Gambia chảy từ đông sang tây vắt ngang đất nước; màu lục tượng trưng cho sự khoan dung, đồng thời tượng trưng cho nông nghiệp; hai sọc trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, hòa bình, tuân thủ pháp luật, cũng biểu thị tình hữu nghị của nhân dân Gambia đối với nhân dân thế giới. Gambia đã từng lần lượt là thuộc địa của Anh và Pháp, ngày 18 tháng 2 năm 1965 được độc lập, đã chế định quốc kỳ trên và sử dụng cho đến ngày nay.

III. Quốc huy


Hình trung tâm là tấm lá chắn màu lam. Trên mặt tấm lá chắn có một cái rìu “Roca” và một cái cuốc “Mandinge”. Trên đỉnh tấm lá chắn được trang trí bởi lá cọ, tượng trưng cho nền sản xuất hoa quả của Gambia. Mỗi bên tấm lá chắn là một con sư tử đực, chân trước giữ lấy tấm lá chắn, cầm rìu và quốc sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Phần đáy quốc huy có vẽ một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ bằng tiếng Anh “Tiến bộ, hòa bình, phồn vinh”

BURUNDI – LẤY TỪ TÊN DÂN TỘC




I. Nguồn gốc tên gọi

Burundi có tên đầy đủ là “Cộng hòa Burundi”, nẳm ở miền trung châu Phi, là quốc gia lục địa. Tên nước lấy từ tên dân tộc chủ thể Burundi.
Burundi tên cũ là “Urundi”. “Urundi” là dịch âm “Burundi” của tiếng Swahili. Thế kỷ XVI đã kiến lập vương triều phong kiến. Năm 1890 trở thành thuộc địa của Đức. Sau thế chiến I trở thành đất ủy nhiệm quản lý của Bỉ, sau thế chiến II là đất quản lý của Bỉ. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, tuyên bố độc lập, thành lập “Vương quốc Burundi”. Ngày 28 tháng 11 năm 1966, đổi tên thành “Cộng hòa Burundi”.

II. Quốc kỳ


Hai dải rộng màu trắng bắt chéo nhau đi qua bốn góc lá cờ, chia mặt cờ thành bốn hình tam giác. Hai hình tam giác trên và dưới có màu đỏ sậm, hai hình tam giác hai bên có màu lục. Giữa lá cờ là một vòng tròn màu trắng, trong là ba ngôi sao sáu cánh đỏ viền lục xếp thành hình tam giác đều. Màu đỏ tượng trưng cho máu của những người đã hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, màu lục tượng trưng cho sự nghiệp tiến bộ, màu trắng tượng trưng cho hòa bình, ba ngôi sao sáu cánh biểu thị “đoàn kết, lao động, tiến bộ”, đồng thời biểu thị sự đoàn kết giữa ba bộ tộc của Burundi: Hutu, Tursi, Twa. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, tuyên bố độc lập, thành lập vương quốc Burundi. Tháng 11 năm 1966, phế truất Quốc vương, thành lập nước Cộng hòa, đồng thời chế định quốc kỳ này.

III. Quốc huy


Hình tấm lá chắn màu đỏ, giữa tấm lá chắn có một đầu sư tử màu vàng, sau tấm lá chắn là ba cây giáo dài đặt chéo nhau. Phần đáy quốc huy có một đai trang trí màu trắng và một dòng chữ tiếng Pháp “đoàn kết, cần lao, tiến bộ”. Quốc huy này được chế định năm 1966.
__________________

BURKINA FASO – MẢNH ĐẤT TÔN NGHIÊM




I. Nguồn gốc tên gọi

Burkina Faso nằm sâu trong vùng Tây Phi, nguyên có tên là “Cộng hòa Thượng Volta”, do vị trí nằm ở thượng du sông Volta.

Thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đến đây, đặt tên là “Rio Devolta”, tiếng Bồ mang nghĩa “con sông trở về”, ý chỉ quân viễn chinh bình an vô sự qua sông trở về. Một ý khác là “sông uốn khúc”, do hình dáng con sông tạo thành. Ngày 3 tháng 8 năm 1984, nguyên thủ quốc gia là Sankara tuyên bố đổi tên “Thượng Volta” thành “Burkina Faso” với lời giải thích rằng tên gọi cũ mang dấu ấn của thời thực dân cần phải xóa bỏ. Tên nước mới “Burkina” lấy từ tiếng dân tộc Moley mang nghĩa “mảnh đất tôn nghiêm”, “Faso” lấy từ tiếng dân tộc Dira mang nghĩa “quốc gia”.

Thế kỷ IX kiến lập vương quốc lấy tộc người Mossi làm chủ thể. Năm 1896, thực dân Pháp bắt đầu xâm nhập vào, đến năm 1909 trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, trở thành nước tự trị trong khối Cộng đồng Pháp. Ngày 5 tháng 8 năm 1960, tuyên cáo độc lập.

II. Quốc kỳ


Do hai hình chữ nhật màu đỏ và lục bằng nhau hợp thành, giữa lá cờ có vẽ một ngôi sao vàng năm cánh. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu lục tượng trưng cho nông nghiệp, đất đai và hy vọng, ngôi sao năm cánh biểu thị hướng đi của cách mạng, màu vàng tượng trưng cho của cải. Năm 1909, Burkina Faso trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, trở thành nước Cộng hòa tự trị trong khối cộng đồng Pháp và chế định lá quốc kỳ ba màu đen, trắng, đỏ. Ngày 5 tháng 8 năm 1960, tuyên bố độc lập, lấy tên nước là Upper Volta. Tháng 8 năm 1984, đổi tên nước thành Burkina Faso, đồng thời chế định lại lá quốc kỳ hai màu đỏ và lục như trên và sử dụng cho đến ngày nay.

III. Quốc huy

Quốc huy cũ 1984-1997

Có hình tròn, trên mặt tròn màu vàng có một cây súng và một cái cuốc đặt chéo nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang và nông dân, phía dưới súng và cuốc là một cuốn sách mở, biểu thị sự coi trọng sự nghiệp văn hóa – giáo dục. Chính giữa đầu trên quốc huy có một ngôi sao đỏ năm cánh, tượng trưng cho hướng đi của cách mạng và tương lai của đất nước. Xung quanh quốc huy có một bánh răng hình tròn màu đỏ tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước. Mỗi bên quốc huy có hai cây ngũ cốc màu lục tượng trưng cho nông nghiệp. Phần đáy quốc huy có vẽ một dải trang trí màu trắng, trên đó có một dòng chữ bằng tiếng Pháp “Thề chết vì Tổ quốc, chúng ta tất thắng”. Quốc huy được chế định năm 1984.

Quốc huy mới

BOTSWANA – VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI BOTSWANA




I. Nguồn gốc tên gọi

Botswana có tên đầy đủ là “Cộng hòa Botswana”, nằm ở lục địa cao nguyên ở miền nam châu Phi. Tên nước lấy từ tên dân tộc chủ yếu ở đây.

Trong tiếng Seiswana thuộc ngữ hệ Bantu, phía trước “swana” thêm tiếp đầu ngữ “bo” có nghĩa là “đất”, “nước”, có nghĩa chung là “vùng đất sinh sống của người Botswana” hoặc “quốc gia của người Botswana”.

Botswana trước khi độc lập được gọi là “Bechuana”, nhưng tên “Botswana” không phải do đổi từ tên “Bechuana”, trên thực tế là hai cách ghép âm của một tên gọi. Năm 1885, sau khi thực dân Anh chiếm giữ nơi này, do không coi trọng danh xưng bản địa, tên “Botswana” bị nghe lầm, viết lầm, chuyển hóa thành tiếng Anh “Bechuana”. Thế kỷ XIII và thế kỷ XIV, người Botswana di cư từ vùng Trung Phi đến đây. Năm 1885, Anh chính thức xâm chiếm nơi cư trú của người Botswana, tuyên bố phía bắc nước này là vùng bảo hộ Bechuana, còn phía nam là thuộc địa của Anh, gọi là “Bechuana thuộc Anh”.
Ngày 30 tháng 9 năm 1966, Bechuana giành được độc lập, nhân dân Botswana khôi phục lại cách gọi đúng và thành lập “Cộng hòa Botswana”.

II. Quốc kỳ


Ở giữa là một dải rộng màu đen, phía trên và dưới dải màu đen là viền màu trắng, trên và dưới viền trắng là hai hình chữ nhật màu lam nhạt nằm ngang. Màu đen tượng trưng cho người da đen, màu trắng tượng trưng cho người da trắng và các giống người khác, màu lam nhạt tượng trưng cho nước biếc và trời xanh. Ngụ ý của cả lá quốc kỳ là: dưới bầu trời xanh châu Phi, người da đen, người da trắng và các giống người khác đoàn kết chung sống với nhau. Ngày 30 tháng 9 năm 1966, Botswana tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa và chế định lá quốc kỳ này.

III. Quốc huy


Hình tấm lá chắn. Phần phía trên tấm lá chắn có ba vòng bánh răng, biểu thị sự hợp tác giữa các bộ tộc và nền công nghiệp của đất nước; phần giữa có ba đường vân lượn sóng màu lam, biểu thị nước và trời xanh; phần dưới có một đầu trâu màu đỏ với cặp sừng màu trắng bạc, biểu thị tầm quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi bên tấm lá chắn có một con ngựa vằn, một chiếc ngà voi và một cây cao lương. Nhóm hình này thể hiện tầm quan trọng của ngành nông nghiệp và ngành du lịch cũng như việc bảo vệ động vật hoang dã của đất nước. Phần đáy tấm lá chắn có vẽ một dải trang trí, trên đó có dòng chữ “PULA”, nghĩa là nước mưa và của cải.
__________________

BENIN – BỜ BIỂN NÔ LỆ



I. Nguồn gốc tên gọi

Benin có tên đầy đủ là “Cộng hòa Benin”, nằm ở phần đông nam của Tây Phi, nam giáp vịnh Guinea.

Tên nước lấy tên từ vương quốc Benin với Benin làm trung tâm kiến lập ở đồng bằng hạ du sông Niger. “Benin” trong tiếng địa phương có nghĩa là “nô lệ”.

Năm 1580, những người Bồ Đào Nha đầu tiên đến Veda – duyên hải Benin tiến hành hoạt đông buôn bán nô lệ. Năm 1894, thực dân Pháp dùng vũ lực chiếm lĩnh toàn bộ Benin, gọi chung lãnh địa vịnh Benin thuộc Pháp bao gồm vương quốc Abomey và các vùng đất thuộc địa khác là “Dahomey”.

Về ý nghĩa của “Dahomey” có nhiều cách giải thích khác nhau. Một thuyết cho rằng “daan” là xưng hiệu thế tập của người sáng lập vương quốc Dahomey khi lên làm tù trưởng, “homey” trong tiếng dân tộc Fon mang nghĩa “nhà ở”, “Dahomey” hợp lại có nghĩa là “nhà của tù trưởng”.

Một thuyết khác cho rằng, tương truyền năm 1645 có một vị hoàng tử đưa ra yêu cầu về lãnh thổ với vương quốc Daan. Daan phẫn nộ nói: “Hoàng tử trẻ tuổi kia, người thật tham lam quá đỗi, nếu ta không đề phòng, người có thể đem ngôi nhà xây trên bụng ta”. Về sau Daan bị đánh bại, vị hoàng tử đã dựng một ngôi nhà lá trên vùng đất mai táng ông ta, đặt tên là “Danhome Houegbe”, nghĩa là “ngôi nhà trên bụng Daan”. Sau dùng để chỉ cả một vùng. “Danhome” biến thành “Dahomey”.

Khoảng thế kỷ XVI, nơi đây hình thành nhiều tiểu vương quốc và các bộ lạc. Năm 1580, người Bồ Đào Nha xâm nhập vào Benin. Năm 1626, thực dân Pháp xâm chiếm Benin. Năm 1913, trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, thành nước tự trị trong khối cộng đồng Pháp. Ngày 1 tháng 8 năm 1960 tuyên bố độc lập, thành lập “Cộng hòa Dahomey”. Ngày 30 tháng 11 năm 1975, đổi tên thành “Cộng hòa nhân dân Benin”. Ngày 1 tháng 3 năm 1990 định tên là “Cộng hòa Benin”.

II. Quốc kỳ


Hình chữ nhật. Do hai hình chữ nhật ngang và một hình chữ nhật dọc hợp lại mà thành. Phía cán cờ là hình chữ nhật dọc màu lục, phía trên bên phải lá cờ là hình chữ nhật màu vàng, phía dưới bên phải là hình chữ nhật màu đỏ. Màu lục tượng trưng cho phồn vinh, màu vàng tượng trưng cho đất đai, màu đỏ biểu thị mặt trời. Ba màu lục, vàng và đỏ được gọi là màu Pan-African. Lá cờ ba màu nói trên được sử dụng khi Dahomey trở thành nước Cộng hòa tự trị trong khối Cộng đồng Pháp năm 1958. Ngày 1 tháng 8 năm 1960, tuyên bố độc lập, chế định lá cờ ba màu thành quốc kỳ khi thành lập nước cộng hòa Dahomey. Năm 1975, đổi tên thành nước Cộng hòa nhân dân Benin và thay quốc kỳ. Tháng 2 năm 1990, chính quyền thay đổi, lại đổi tên nước thành nước Cộng hòa Benin, đồng thời khôi phục lá cờ ba màu làm quốc kỳ và sử dụng cho đến hiện nay.

III. Quốc huy


Hình tấm lá chắn. Trên tấm lá chắn có bốn nhóm hình: phía trên bên trái là tòa thành cổ xưa, phía dưới là một cây cọ; phía trên bên phải là một tấm huân chương chữ thập, phía dưới là một đoàn thuyên. Bốn nhóm hình trên lần lượt tượng trưng cho nền văn hóa cổ xưa và đặc điểm kinh tế của Benin. Mỗi bên tấm lá chắn là một con báo vàng đang thè lưỡi đỏ. Phía trên tấm lá chắn có vẽ một cặp sừng dê đựng hạt ngô vàng. Phía dưới tấm lá chắn vẽ một dải trang trí màu trắng, trên đó viết một dòng chữ tiếng Pháp “Hữu nghị, chính nghĩa, cần lao”, được chế định năm 1960 khi thành lập nước cộng hòa Dahomey. Quốc huy trên bị hủy bỏ khi đổi tên nước thành Cộng hòa nhân dân Benin. Năm 1990, khi đổi tên nước thành Cộng hòa Benin lại khôi phục lại quốc huy được chế định khi đất nước độc lập vào năm 1960.

ANGOLA – LẤY TỪ TÊN QUỐC VƯƠNG




I. Nguồn gốc tên gọi

Angola có tên đầy đủ là “Cộng hòa Angola”, nằm ở bờ tây phía nam châu Phi. Tên nước lấy từ tên quốc vương.

Đầu thế kỷ XVI, ở hạ du sông Cuanza của Angola ngày nay, vương quốc Ndongo (vốn thuộc vương quốc Congo) dần dần mạnh lên, trở thành vương quốc quan trọng trong lịch sử Angola. Vương quốc này do bộ tộc Ndongo và bộ tộc lớn thứ hai Mubentu hợp thành. Vua đầu tiên của vương quốc là Ngola. Về sau người Bồ Đào Nha đọc trại đi thành “Angola”, gọi là “Tange Angola”. “Tange” nghĩa là “đất đai”, ý nghĩa đầy đủ là “đất đai của Angola”.
Năm 1574, nhà hàng hải Diogo Cam đến chào vị vua này, và được cho phép xây dựng cơ sở ở ven biển, lấy tên vua đặt thành tên đất. Thời trung đại, chia thành bốn vương quốc là Congo, Ndongo, Madamuba và Longda.
Năm 1885, trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha, gọi là “Tây châu Phi thuộc Bồ”. Năm 1951, trở thành tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha. Ngày 10 tháng 11 năm 1975 độc lập, ngày 11 thành lập nước “Cộng hòa Angola”

II. Quốc kỳ


Do hai hình chữ nhật nằm ngang màu đỏ và đen hợp thành, giữa lá cờ có hình màu vàng: một bánh răng hình vòng cung, một con dao làm vũ khí, một ngôi sao năm cánh. Màu đen trên quốc kỳ là sự ca ngợi đại lục châu Phi, màu đỏ tượng trưng cho máu của các anh hùng liệt sĩ đã đấu tranh với bọn thực dân. Ngôi sao năm cánh thể hiện chủ nghĩa quốc tế và sự nghiệp tiến bộ, năm cánh sao lần lượt tượng trưng cho đoàn kết, tự do, chính nghĩa, dân chủ và tiến bộ. Bánh răng và con dao tượng trưng cho sự đoàn kết của những người lao động công nông và quân đội, đồng thời cũng biểu thị kỷ niệm của nông dân và chiến sĩ trong cuộc đấu tranh vũ trang trước đây. Lá cờ trên được chế định vào năm 1965, ngày 11 tháng 11 năm 1975, chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Angola, xác nhận lá cờ này làm quốc kỳ.

III. Quốc huy


Hình tròn, chu vi bên phải hình tròn là nửa bánh răng hình vòng cung, tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước, bên trái là ngô, bông, cành là cà phê tạo thành, tượng trưng cho nền nông nghiệp. Trên mặt quốc huy tròn có nửa vành mặt trời mới mọc, ánh sáng chiếu khắp bốn phương, chiếu rọi mặt đất màu lam. Nó tượng trưng cho khí thế cuồn cuộn của nước Cộng hòa mới ra đời. Phía trước mặt trời có một cái cuốc và một con dao đặt chéo nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết của quần chúng công-nông và quân đội. Phía trên mặt trời có một ngôi sao vàng năm cánh, hàm nghĩa của nó giống như của quốc kỳ. Phần đấy quốc huy có một cuốn sách mở, thể hiện vai trò quan trọng của sự nghiệp giáo dục văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước. Phần đế của quốc huy có một dải lụa, trên đó có một dòng chữ Bồ Đào Nha “Nước Cộng hòa Angola”. Quốc huy này được chế định vào tháng 11 năm 1975.
__________________
ALGERIA – KHÔNG PHẢI LÀ ĐẢO QUỐC


I. Nguồn gốc tên gọi

Algeria có tên đầy đủ là “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria”, nằm ở tây bắc châu Phi, phía bắc giáp với Địa Trung Hải. Tên nước là tên thủ đô Algiers.

“Algiers” trong tiếng Ả Rập dịch âm là “Jiezeyir” hay “Jiazayir”, mang nghĩa là “đảo”. Năm 935, Egmilzeyi người Ả Rập thống lĩnh quân viễn chinh đến vùng này, phát hiện nơi đây giao thông thuận tiện, vị trí địa lý ưu việt, bèn cho xây dựng một tòa thành. Thành này nằm ở bờ Địa Trung Hải, phía nam dựa vào dãy Atlas hùng vĩ, nhìn tư xa giống như một hòn đảo xinh đẹp. Dựa vào vị trí địa lý này, người Ả Rập bèn đặt tên là “Jiezeyir” mang nghĩa “hòn đảo”.

Năm 1830, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Bắc Phi, Algiers trở thành trung tâm thống trị của thuộc địa Bắc Phi. Thực dân Pháp không chỉ dùng vũ lực xâm chiếm Algeria mà còn đồng hóa địa danh ở đây, cho rằng tên “Jiezeyir” khó đọc bèn đổi tên thành “Algiers”, đặt tên nước này là “Algeria”, từ đó, mọi người bắt đầu dùng tên này. Ngày 19 tháng 9 năm 1958, chính phủ lâm thời “Cộng hòa Algeria” tuyên bố thành lập. Ngày 3 tháng 7 năm 1962, chính thức tuyên bố độc lập; ngày 25 tháng 9 cùng năm định tên nước là “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria”.

II. Quốc kỳ


Do hai hình chữ nhật đặt đứng màu lục và trắng hợp thành. Giữa lá cờ có vẽ một ngôi sao năm cánh màu đỏ hơi nghiêng và một vầng trăng non lưỡi liềm màu đỏ. Màu lục tượng trưng cho hy vọng, màu trắng biểu thị cho sự thuần khiết và hòa bình, màu đỏ biểu thị cho cách mạng và tinh thần hiến thân đấu tranh cho lý tưởng. Algeria lấy đạo Hồi làm quốc giáo, ngôi sao năm cánh và trăng non là tượng trưng của đất nước Hồi giáo này. Năm 1840, Algeria chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Bắt đầu từ năm 1840, nhân dân Algeria giương cao lá cờ hai màu lục trắng tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Sau năm 1928, trên mặt lá cờ đã thay hình bàn tay của Fatima bằng hình trăng non và ngôi sao năm cánh. Năm 1958, chính phủ lâm thời Algeria thành lập, vẫn tiếp tục sử dụng lá cờ chiến đấu này. Ngày 3 tháng 7 năm 1962, Algeria chính thức tuyên bố độc lập, quyết định dùng lá cờ trên làm quốc kỳ của nước này.

III. Quốc huy



Hình vẽ nổi bật một vầng trăng non cong màu đỏ và một ngôi sao năm cánh màu đỏ, tượng trưng cho Algeria là một quốc gia lấy đạo Hồi làm quốc giáo. Phía trên trăng non và ngôi sao năm cánh là bàn tay của Fatima. Năm 909 sau CN, dòng Shi’ah của đạo Hồi đã xây dựng vương triều phong kiến Fatimid ở Bắc Phi. Trong đồ án quốc huy có bàn tay của Fatima, tượng trưng cho hạnh phúc và tốt lành. Hai bên bàn tay có bông lúa mạch và nhành ôliu, tượng trưng cho nông nghiệp của đất nước; còn nhà xưởng và giàn khoan dầu, tượng trưng cho công nghiệp. Phía sau bàn tay Fatima là hình núi non nhấp nhô, tượng trưng cho diện mạo địa lý của đất nước, trên dãy núi là mặt trời chiếu rọi bốn phương, tượng trưng cho độc lập quốc gia và hy vọng vào tương lai tốt đẹp. Dòng chữ bao quanh với tên là "Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria"

Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ, quốc huy các nước

AI CẬP (EGYPT) – QUỐC GIA RỘNG LỚN

I. Nguồn gốc tên gọi
Ai Cập có tên đầy đủ là “nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập”, nằm ở đông bắc châu Phi, còn có một bộ phận nhỏ lãnh thổ là bán đảo Sinai nằm ở góc tây nam châu Á. Nguồn gốc tên gọi có nhiều cách khác nhau.

1. Bắt nguồn từ tên gọi cổ của quốc gia này là “Gakapta”, mang ý nghĩa “nơi ở của thần Puta” hoặc “người bảo vệ đất đai”. Puta là vị thần chủ yếu của cố đô Memphis Ai Cập cổ, người Ai Cập cổ phụng thờ Puta như là vị cha của nhân loại, Chúa sáng thế.

2. Có nguồn gốc từ danh xưng Hy Lạp “Aigyptos”, mà người Hy Lạp đã bắt đầu sử dụng danh từ này từ khoảng 1000 năm tr.CN, nguồn gốc có nhiều cách giải thích khác nhau: một thuyết cho rằng người Hy Lạp biến chữ “Gakapta” thành “Aigyptos”. Một thuyết nói đây có nghĩa là “nơi ở của kên kên” (“aia” nghĩa là “đất đai”, “gyptos” là “kên kên”), kên kên là một loại động vật nổi tiếng của quốc gia này. Còn một truyền thuyết có nguồn từ người Koptos hay thành Koptos, kinh đô của những vương triều đầu tiên của Ai Cập.

3. Có nguồn từ tiếng Phoeniki là “Kapthor”, mang ý nghĩa “đảo”, chỉ quốc gia này hình thành ở vùng đất có sông Nile bao quanh. Danh xưng này về sau truyền vào Hy Lạp thêm vào phụ tố đầu “Aia” mang nghĩa “vùng đất”, “quốc gia”, biến thành danh xưng Hy Lạp là “Aigyptos”.

4. Người Ả Rập gọi Ai Cập là “Misr”. Trong tiếng Ả Rập, “Misr” biểu thị ý “quốc gia rộng lớn”. Năm 640, người Ả Rập rời bỏ bán đảo Ả Rập, phiêu tán khắp nơi, xâm nhập vào Ai Cập, lúc đó Ai Cập là một nước lớn lân bang. Sau cuộc viễn chinh của quân đội Hồi giáo, Ai Cập thuộc về đế quốc Ả Rập, người Ả Rập gọi là Ai Cập là “Misr” cho tới ngày nay.

Ai Cập là một trong bốn cái nôi văn minh lớn của nhân loại, 3200 năm tr.CN đã xuất hiện quốc gia thống nhất chiếm hữu nô lệ đầu tiên. Từ thế kỷ IV hình thành nhà nước phong kiến. Người Ai Cập tự xưng mình là “Kaimu Te” (vương quốc màu đen), hay “Bage Te” (nước của ôliu). Trong thời kỳ Ai Cập bị phân thành hay quốc gia nam và bắc, quốc gia phần trên gọi là “Saimao” tức là “nước của kênh rạch”, còn quốc gia phần dưới là “Mehu” mang nghĩa “nước của lau sậy”. Năm 1517, người Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập, Ai Cập trở thành một hành tỉnh của đế quốc Ottoman. Từ năm 1798 đến 1801, Ai Cập bị Pháp chiếm lĩnh. Năm 1882, quân Anh xâm chiếm Ai Cập, năm 1914 trở thành nước bảo hộ của Anh. Ngày 28 tháng 2 năm 1922. Ai Cập trở thành vương quốc độc lập. Ngày 18 tháng 6 năm 1953, Ai Cập phế bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nước cộng hòa. Tháng 2 năm 1958, sau khi liên minh với Syria, gọi là Cộng hòa liên minh Ả Rập. Tháng 9 năm 1961, phân thành hai quốc gia. Ngày 11 tháng 9 năm 1971, đổi tên là nước “Cộng hòa Ả Rập Ai Cập”.

II. Quốc kỳ


Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng, đen hợp thành. Chính giữa phần màu trắng có một con chim ưng trống màu vàng. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và tiền đồ xán lạn, màu đen tượng trưng cho những tháng ngày đen tối trong quá khứ. Chim ưng trống màu vàng thể hiện lòng dũng cảm của nhân dân Ai Cập. Ai Cập là một quốc gia cổ văn minh có lịch sử lâu đời, quốc kỳ đã được thay đổi nhiều lần. Năm 1971, thành lập nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập. Bắt đầu từ năm 1972 dùng lá quốc kỳ như hiện nay.

III. Quốc huy


Được chế định vào năm 1972. Đồ án trung tâm là một con chim ưng trống màu vàng ngẩng đầu đứng thẳng, hai cánh dang ra. Người Ai Cập gọi đó là chim ưng trống Salah ah-Din, tượng trưng cho thắng lợi, lòng dũng cảm, sự trung thành. Phần ức chim có một tấm lá chắn ba màu đỏ, trắng, đen trùng với màu quốc kỳ. Dưới vuốt chim ưng có một tấm biển màu vàng, trên tấm biển có dòng chữ Ả Rập: “Nước Cộng hòa Ả Rập”.

Vì sao Nhật Bản?

(Dân trí) - Khi tôi viết những dòng này, cả thế giới đang hướng về nước Nhật với sự khâm phục sâu sắc. Bằng nghị lực, tinh thần bác ái, nhân dân Nhật Bản đang vượt qua thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử của mình.

Không hỗn loạn, cướp bóc, hôi của… như thường xảy ra ở không ít các thảm họa khác trên thế giới, bằng ý chí kiên cường, bất khuất và sự bình tĩnh đến kinh ngạc, người Nhật đã vượt qua đau thương, mất mát với tinh thần đoàn kết, sẻ chia tương thân, tương ái.

“Trên dưới một lòng - Trẻ già một dạ”, cả nước Nhật trở thành một khối đoàn kết chặt chẽ để đương đầu với thiên tai. Hình ảnh cuộc họp khẩn cấp của nội các Nhật với tất cả các thành viên chính phủ đều mặc đồ bảo hộ và em bé 9 tuổi cầm gói lương khô của một người cảnh sát tặng đem bỏ lại vào thùng hàng cứu trợ với cái lý giản dị: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con, bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ” chắc chắn sẽ mãi mãi đọng lại trong ký ức nhân loại.

Những ngày qua, trong tôi luôn luôn day dứt với câu hỏi điều gì đã tạo nên một “Tinh thần Nhật Bản” ngoan cường, cao thượng đó? Do điều kiện địa lý (người Nhật luôn luôn phải chống chọi với thiên tai)? Do truyền thống văn hóa từ ngàn xưa để lại? Do trình độ dân trí? Do nền giáo dục? Do sự gương mẫu của các nhà lãnh đạo và sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân?...

Tôi chợt nhớ lại những ngày cuối cùng của năm 2009, trên báo điện tử Dân trí đăng bài: Kiên Giang – Học sinh không dám đi học vì sợ té cầu. Bài báo phản ánh việc hơn 40 học sinh của Trường tiểu học Tây Yên 2 (xã Tây Yên - An Biên) không dám đến lớp vì trước đó, ngày 22/11, em Trần Thị Bé Ngoan, HS lớp 3 của trường này khi đi học qua cây cầu khỉ ở ấp rạch Gốc thì bị té sông và chết đuối.

Bài báo chừng 300 – 400 chữ được đăng tải ngày 4/12. Ngay sau khi đọc thông tin trên báo, đại diện Tổ chức Shinnyo-En Nhật Bản trực tiếp đề nghị với Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam Phạm Huy Hoàn được tài trợ xây dựng cây cầu trên chính địa điểm xảy ra tai nạn. Ngày 23/5, sau 5 tháng kể từ ngày ký kết, cây cầu mang tên một tờ báo – Cầu DÂN TRÍ đã khánh thành trong niềm vui vô tận của các em học sinh và người dân nơi đây.

Nhưng điều khiến mọi người xúc động là trước giờ cắt băng khánh thành, Ngài Ichiro Ota – Giám đốc Ban giao lưu xã hội của Tổ chức Shinnyo-En Nhật Bản đã xin phép được cầu nguyện cho hương hồn cháu Trần Thị Bé Ngoan. Hình ảnh hai vị khách xa lạ đọc kinh cầu nguyện cho cháu bé 9 tuổi ở một đất nước xa xôi đã ăn sâu vào ký ức của các cháu học sinh và những người tham dự.

Người Nhật cầu nguyện trên cây cầu Dân trí Kiên Giang.

Cảm động trước việc làm trên, chị Duyên (mẹ cháu Ngoan) nói trong rưng rưng nước mắt: “Dù con tôi đã mất nhưng chắc là con nó cũng vui lắm khi thấy bạn bè của mình đi học được an toàn hơn”. Buổi lễ đã gây ấn tượng rất mạnh khiến Nhà báo Phạm Huy Hoàn nhiều lần kể lại chuyện này với sự khâm phục về một tấm lòng nhân ái mang dấu ấn Nhật Bản.

Phải chăng chính những hành động thường nhật của mỗi cá nhân như vậy đã vun đắp, bồi tụ nên “Tinh thần Nhật Bản”?

Và thật buồn khi mỗi lần sau thiên tai, bão lũ lại thấy trên mặt báo của ta xuất hiện đây đó có hiện tượng "xà xẻo"... dù cá biệt vẫn làm cộng đồng bất bình.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Thương tâm 30 học sinh Nhật ngồi lớp chờ bố mẹ


Giữa bức tranh thương tâm và sự tuyệt vọng của người Nhật Bản sau trận càn quét của đợt sóng thần, hình ảnh 30 trẻ em tại Trường tiểu học Kama lại một lần nữa khiến con tim nhân loại quặn đau.

Thương tâm 30 học sinh Nhật ngồi lớp chờ bố mẹ

Các em ngồi yên lặng trong góc của một lớp học ở tầng 3 và chờ đợi cha mẹ đến đón từng ngày kể từ khi sóng thần tràn vào thành phố Ishinomaki. Cho đến nay, vẫn chưa có phụ huynh nào đến cả. Rất ít người trong trường tin rằng họ sẽ tới.

Các giáo viên nghĩ rằng một số học sinh nam và nữ, từ 8 đến 12 tuổi, biết cha và mẹ mình đã mất tích và sẽ không bao giờ quay trở lại. Thế nhưng, các em chỉ im lặng và không nói gì. Thay vào đó, bọn trẻ kiên nhẫn ngồi đọc sách hoặc chơi bài. Giáo viên và những người thân canh chừng không cho bất cứ ai nói tình hình bên ngoài với chúng.

Các quan chức lo ngại rằng ngay cả âm thanh của các cánh cửa trượt lại cũng khiến bọn trẻ tràn trề hi vọng ảo rằng bố mẹ đã đến đón mình. Sự im lặng của 30 đứa trẻ đối lập hẳn với tiếng cười nói vui vẻ của bọn trẻ khác may mắn có bố mẹ còn sống sót đang chơi ở hành lang của tòa nhà bốn tầng.

Giáo viên thể dục Masami Hoshi cho biết: "Cơn sóng thần xảy ra khi phụ huynh của các em bắt đầu đến đón con về, vì thế chúng tôi cố gắng giữ bọn trẻ ở bên trong để đảm bảo an toàn.

Những đứa trẻ nhỏ hơn một chút đã ra về cùng với cha mẹ ít phút trước khi sóng thần ập đến. Những người đi về nhà theo hướng phía sau trường học có thể còn sống sót, những người đã đi theo hướng khác có lẽ đã thiệt mạng.

Tuy trường học không có điện, nước hay lò sưởi, nhưng những hành lang và phòng học chứa đầy bùn và mảnh vỡ lại là nơi trú nạn của 657 người còn sống. Nơi đây cách biển gần 2 km và là nơi trú ẩn khá an toàn.

pray for Japan

Pray for Japan

CAMPUCHIA (CAMBODIA) – ĐẤT NƯỚC CỦA NGƯỜI KHMER




I. Nguồn gốc tên gọi

Campuchia có tên đầy đủ là “Vương quốc Campuchia”, nẳm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương. Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc tên gọi Campuchia

1. Bắt nguồn từ tên một loại quả “ganpu”, vì khuôn mặt phụ nữ ở đây giống với loại quả này, nên đã lấy đặt tên nước.

2. Bắt nguồn từ tên một loại thực vật trong tiếng Malai.

3. Bắt nguồn từ tên một vị quốc vương. Anh hùng Cambu người Khmer lãnh đạo nhân dân trong vùng thành lập một vương quốc, dân tộc đó được gọi là người Cambuja, vương quốc gọi là nước Cambuja. Tên gọi này được truyền nhiều đời sau, kết quả trở thành tên nước Campuchia ngày nay. Do 80% dân số Campuchia là người Khmer, nên cả thế giới cũng thường gọi là “Khmer"

Campuchia lập nước vào thế kỳ I. Năm 1863 bị Pháp xâm chiếm. Tháng 9 năm 1940 Nhật Bản xâm chiếm và thống trị nơi này. Tháng 9 năm 1945, Pháp trở lại xâm chiếm và thống trị thay Nhật. Ngày 9 tháng 11 năm 1953, vương quốc Campuchia tuyên bố độc lập, ngày 5 tháng 1 năm 1976, ban hành Hiến pháp mới, đổi tên nước thành “nước Dân chủ Campuchia”, ngày 3 tháng 2 năm 1990, lại định tên nước là “Campuchia”.

II. Quốc kỳ


Hình chữ nhật. Giữa nền cở là màu đỏ, phía trên và phía dưới mỗi phía có một dải rộng màu lam. Giữa nền đỏ có ngôi đền Angco màu trắng viền đỏ. Đền Angco là kiến trúc Phật giáo nổi tiếng thế giới, là di tích cổ của văn hóa Cao Miên, nó tượng trưng cho lịch sử lâu đời và nền văn hóa cổ xưa của Campuchia.

III. Quốc huy


Tháng 9 năm 1993, quyết định sử dụng quốc huy của vương quốc Campuchia cổ xưa. Đồ án lấy thanh vương kiếm làm trung tâm, sử dụng bố cục đối xứng hai bên. Thanh vương kiếm ở giữa hình quả trám do 2 cái khay đỡ lên, tượng trưng cho mọi quyền lực thuộc về quốc vương, vương quyền chí cao vô thượng. Hai bên hình quả trám lần lượt là một con sư tử và một con voi, chân trước nâng lọng. Phần dưới quốc huy có một dải trang trí, trên đó viết dòng chữ “quốc vương của vương quốc Campuchia” bằng tiếng Campuchia. Toàn bộ đồ án tượng trưng cho vương quốc Campuchia dưới sự lãnh đạo của quốc vương là một nước thống nhất, hoàn chỉnh, đoàn kết và hạnh phúc.
__________________

BRUNEI – TÊN QUỐC GIA LẤY TỪ TÊN QUẢ XOÀI




I. Nguồn gốc tên gọi

Brunei có tên đầy đủ là “Darussalam – Brunei”, nằm ở phía bắc đảo Kalimantan. Tên nước hợp thành từ tên dân tộc và tên tôn giáo Islam. Brunei nguyên là tên gọi của một dân tộc cổ trên đảo Kalimantan (tên cũ là Borneo), trong tiếng Mã Lai, Brunei mang nghĩa thực vật, chuyên chỉ “xoài”, cũng có người gọi là “trái Salomon”. Có cách giải thích khác cho rằng Brunei mang nghĩa “hình dáng biển” trong tiếng Phạn.

Từ xa xưa đến nay, Brunei do tù trưởng thống trị, sau khi đạo Hồi truyền vào đầu thế kỷ XV, kiến lập vương quốc Sultan. Tiếng Sultan dịch âm trong tiếng Ả Rập, mang nghĩa “kẻ thống trị” hoặc “quân vương”. Đầu thế kỷ XVI, nước Brunei trở nên hùng mạnh, bản đồ biên giới lúc đó bao gồm toàn đảo Kalimantan, Sulu, Palawan… Tổ tiên Bolkiah của Sultan hiện nay đông chinh tây chiến từng vượt biển đến Java và Malacca, chinh phục Sulu, thậm chí từng chiếm thủ đô Manila của Philippines. Cuối thể kỷ XVI, do sự xâm lược của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan, Brunei trở nên suy yếu, đến thế kỷ XIX, lãnh thổ chỉ còn lại một bộ phận Sarawak, Brunei và Sabah ngày nay. Năm 1841, Brunei cắt Sarawak cho James Brook, người Anh. Năm 1877, lại đem Sabah cho thương nhân Anh thuê. Vài năm sau, chuyển vào công ty North Borneo (Anh). Về sau, lãnh thổ Brunei chỉ còn lại như hiện nay.

Năm 1888, Brunei trở thành nước bảo hộ của Anh, năm 1941 đến năm 1945 bị Nhật Bản chiếm đóng, tháng 7 năm 1946, lại trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1971, Anh quy định cho Brunei hoàn toàn tự trị, trừ quyền ngoại giao. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei cuối cùng thoát khỏi sự thống trị khoảng 92 năm của Anh, giành được độc lập, lấy tên nước là “Darussalam – Brunei”. Tên gọi Darussalam là từ ngữ của tôn giáo Islam, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập mang nghĩa “vùng đất hòa bình” hay “thế giới an lạc”.

II. Quốc kỳ


Hình chữ nhật. Mặt lá cờ do bốn màu vàng, trắng, đen và đỏ tạo thành. Nền cờ màu vàng, hai dải sọc đen và trắng đi chéo qua nền cờ, chính giữa nền cờ có quốc huy Brunei màu đỏ. Năm 1906, khi còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã chế định quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Màu vàng trên lá cờ biểu thị Sultan là tối cao. Sau đó, để kỉ niệm hai vị thân vương có công, Sultan đã quyết định thêm hai dải sọc chéo trên quốc kỳ. Năm 1959, khi Brunei tự trị, đã chế định bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp quy định có hình quốc huy ở chính giữa quốc kỳ. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập, chính phủ quyết định tiếp tục sử dụng quốc kỳ này.

III. Quốc huy


Màu đỏ. Đồ án trung tâm là một mặt trăng cong lên trên, tượng trưng Brunei là quốc gia theo đạo Islam. Giữa vầng trăng non có câu cách ngôn bằng tiếng Malaysia màu vàng “Mãi mãi theo sự chỉ dẫn của chân Chúa, vạn sự như ý”. Ở trung tâm vầng trăng có một thân cây cọ, phía trên thân cây cọ có hai cánh dang rộng, hai cánh và hai đầu nhọn của trăng non nối với nhau, tượng trưng cho hòa bình. Trên hai cánh có trang trí một lọng và một lá cờ, tượng trưng cho Sultan là tối cao. Hai bên hình vẽ trung tâm có hai cánh tay ở tư thế nâng đỡ, nó vừa biểu thị sự ủng hộ của thần dân Brunei đối với Sultan, vừa biểu thị người Malaysia chiếm 90% dân số Brunei. Dưới cùng quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, dòng chữ trên đó có nghĩa là “Ngôi thành hòa bình, Brunei”. Năm 1959, Brunei ban bố bản Hiến pháp đầu tiên, quy định hình quốc huy này. Năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập và tiếp tục sử dụng quốc huy này.
__________________

BHUTAN – BIÊN THÙY NƠI ĐẤT TẠNG




I. Nguồn gốc tên gọi

Bhutan có tên gọi đầy đủ là “Vương quốc Bhutan”, là nước trong lục địa phía nam dãy Himalaya. Vương quốc Bhutan tên xưa là Brukpa, tên gọi “Bhutan” bắt nguồn từ tiếng Phạn, thế kỹ VII, Bhutan từng là một bộ phận của đế quốc Turpan, trước thế kỷ IX, nơi đây vẫn là nơi sinh sống của người Tepu Ấn Độ, tự đó địa danh mang tên Bhutan với ý nghĩa là điểm cuối của cao nguyên Tây Tạng. Về sau, người Tây Tạng trở ngược lên phía bắc sinh sống, ở vùng đất này lấy tên gọi Bhutan từ đó cho đến ngày nay.

Người Bhutan tự xưng nơi họ sinh sống là vùng đất của sự sinh sôi, nảy nở, “nơi ở của rồng thần”. Mỗi năm vào khoảng tháng 5,6 gió mùa từ Ấn Độ Dương mang nhiều hơi nước, men theo vịnh Bangladesh thổi ngược lên, sau đó thổi vào 8 con sống của Bhutan đi lên hướng bắc và bị chắn bởi dãy núi tuyết Himalaya, trong khoảnh khắc sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, tựa như trăm ngàn con rồng trở về biển cả, nhưng thác nước muôn trượng ào ào đổ xuống đầm sâu, tên gọi “quốc gia của rồng thần” có nguồn gốc từ đó.

Người Bhutan rất tôn sùng rồng, một loài động vật trong truyền thuyết, ở giữa lá quốc kỳ của Bhutan là hình một con rồng đang giơ móng khoe vuốt. Giữa thế kỷ XVIII, người Anh xâm nhập vào Bhutan. Tháng 8 năm 1949, Ấn Độ và Bhutan ký kết hiệp ước, quy định việc quan hệ đối ngoại của Bhutan chịu sự chỉ đạo của Ấn Độ.

II. Quốc kỳ


Hình chữ nhật, do hình tam giác màu vàng và hình tam giác màu đỏ cam tạo thành. Giữa nền cờ có một con rồng trắng, vuốt rồng nắm bốn viên ngọc trắng. Màu vàng trượng trưng cho quyền lực của quốc vương về phương diện lãnh đạo tôn giáo và công việc thế tục. Màu đỏ cam là màu áo khoác của tăng lữ, tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của phật giáo. Bốn móng rồng tượng trưng cho quyền lực của đất nước, đồng thời cũng biểu thị cho tên của nước này, vì Bhutan có thể dịch là “thần long chi quốc” (đất nước rồng thần). Màu trắng tượng trưng cho trung thành và thuần khiết. Bốn viên ngọc trắng biểu thị quyền lực và thánh khiết. Trong lịch sử, Bhutan là một vương quốc phong kiến bị thống trị bởi hai tầng lớp tăng lữ và thế tục. Năm 1907, đổi thành nước quân chủ thế tập, quốc vương là nguyên thủ quốc gia, vương kỳ cũng có biểu tượng rồng, tương tự như quốc kỳ.

III. Quốc huy


Có hình tròn. Giữa quốc huy có hai con rồng thần đang bay, 2 đầu rồng đối xứng nhìn nhau, rất sống động tượng trưng cho Bhutan là “Thần long chi quốc”. Móng trước của hai con rổng thần nâng một ngọn lửa rực sáng. Xung quanh rồng thần là sấm chớp, chúng vây lấy hình chữ thập do sấm chớp tạo thành. Vì tháng 5-6 hàng năm, gió mùa Ấn Độ Dương thổi vào lòng sống Bhutan, khi đó mây đen vần vũ, sấm rền chớp giật nên người Bhutan từ xưa tới nay gọi đất nước mình là “đất nước sấm chớp” Vòng ngoài quốc huy là một vòng tròn trắng, phía trên viết dòng chữ tiếng Tạng “Bhutan quang vinh là bất khả chiến thắng”.

BANGLADESH – QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI BENGAL




I. Nguồn gốc tên gọi

Bangladesh có tên gọi đầy đủ là “nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh”, nằm ở tiểu lục địa Nam Á, hạ du sông Ganga (sông Hằng) và sông Brahmaputra. Tên gọi nước này có hai cách giải thích.

1. Lấy tên từ dân tộc chủ yếu của nước này. Theo giải thích, vùng đồng bằng màu mỡ phía nam sông Padma là quê hương của người Bengal thời cổ đại. năm 1352, Irias Shah thành lập vương quốc thống nhất, tự xưng là Sultan của người Bengal. Các tầng lớp thống trị ngày xưa chú trọng thiết lập một hệ thống đê kè ở vùng đất trũng, chống lũ lụt, tiếng “Phạn” gọi hệ thống này là “Ali”. Bangladesh tức chỉ người Bengal cổ đại thêm từ “desh” phía sau (là biến âm của “Ali”) hợp thành.

2. Theo “Vãng thế thư” ghi chép, vua của tộc người Qiandela là Bari có năm người con trai, lần lượt thành lập những quốc gia riêng của mình, trong đó có vương quốc Wenge nằm ở giữa mạn nam sông Padma và sông Bhumaputra. Thế kỷ XII, vùng đất phía tây của vương quốc này gọi là “Lala”, sau biến thành “lal”. Hai từ “Wenge” và “Lal” hợp thành gọi là “Bangal” hoặc “Bangar”. Khi người Anh xâm nhập, tên gọi biến thành “Bangladesh”.

Bangladesh và Pakistan vốn là một quốc gia, nửa sau thế kỷ XIX trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, năm 1947, Bangladesh phân thành hai bộ phận đông tây, phía tây thuộc Ấn Độ, phía đông thuộc Pakistan. Ngày 26 tháng 3 năm 1971, đông Pakistan tuyên bố độc lập, ngày 7 tháng 1 năm 1972, thành lập “nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh”

II. Quốc kỳ


Nền cờ có màu lục sậm, giữa có một hình tròn màu đỏ. Màu lục sậm tượng trưng cho mặt đất xanh tươi tràn đầy sức sống. Hình tròn màu đỏ tượng trưng cho bình minh sau khi trải qua đêm đen của đấu tranh đổ máu, vầng thái dương đỏ đang lên. Quốc kỳ này được chế định năm 1972.

III. Quốc huy


Hình tròn. Chính giữa là một bông hoa súng, phía dưới bông hoa súng là mặt nước gợn sóng. Hoa súng được coi là quốc hoa của Bangladesh, nó thanh nhã xinh đẹp, là biểu tượng của dân tộc Bangladesh. Mặt nước tượng trưng cho nước sông Ganges (Hằng) (The Ganges (Hindi: Ganga )và nước sông Brahmaputra. Hai bên quốc huy có hai bông lúa đầy hạt, tượng trưng cho nền nông nghiệp của đất nước. Đỉnh quốc huy có lá đay, tượng trưng cho cây trồng kinh tế chính của nước này. Hai bên lá đay có hai ngôi sao năm cánh, tương trưng cho tôn chỉ chính trị cách mạng của nhân dân nước này. Quốc huy này được chế định năm 1971.

AFGHANISTAN – QUỐC GIA CỦA NHỮNG CƯ DÂN VÙNG NÚI



I. Nguồn gốc tên gọi

Afghanistan có tên đầy đủ là “nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan”, nằm sâu trong lục địa, tên nước này có những nguồn gốc khác nhau.

1. Tiếng Ba Tư cổ, Afghanistan mang ý nghĩa là “những người sống trên núi”, do 4/5 lãnh thổ Afghanistan là sơn địa và cao nguyên, cư dân đa số sống ở vùng núi cao, người Ba Tư cổ gọi cư dân vùng này là người trên núi, mang tên nước luôn từ đó.

2. Do từ “Afghani” và “stan” trong tiếng Ba Tư cổ hợp thành. Afghani là tên của một tù trưởng ngày xưa, cũng là tên người cháu của quốc vương nước Do Thái cổ đại Shaoer. Người Afghanistan xem mình là con cháu của Afghani, từ nghĩa tiếng Phạn trong thời kỳ Alexander viễn chinh vùng này trong các sử sách cổ mang nghĩa là “kỵ sĩ”, lấy thành tên nước mang nghĩa “những kỵ sĩ chiến binh thiện chiến”.

Trung Quốc gọi Afghanistan là “lửa Tuluo”. Thế kỷ III-IV, Afghanistan bị người Đại Nguyệt Thị thống trị, hiệu xưng Đế quốc Guishuang. Năm 1747, hình thành quốc gia thống nhất; năm 1838-1919, người Anh ba lần xâm nhập vào Afghanistan. Ngày 19 tháng 8 năm 1919, tuyên bố độc lập. Tháng 7 năm 1973, vương triều phong kiến bị lật đổ, thành lập nước Cộng hòa Afghanistan; ngày 27 tháng 4 năm 1978, đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Afghanistan; tháng 11 năm 1987, khôi phục lại tên “Cộng hòa Afghanistan”

II. Quốc kỳ


Do ba hình chữ nhật màu lục, trắng, đen tạo thành. Giữa lá cờ có hình đền thờ Hồi giáo, bông lúa mạch, lưỡi dao cong. Trên đền thờ có viết dòng chữ Ả Rập “Vạn vật không có Chúa, chỉ có một chân Chúa, Mohammed là sứ giả của Ala”.

III. Quốc huy

ẤN ĐỘ (INDIA) – TÊN GỌI TỪ MỘT CON SÔNG




I. Nguồn gốc tên gọi

Ấn Độ có tên gọi đầy đủ là "nước Cộng hoà Ấn Độ", nằm trên bán đảo Ấn Độ của tiểu lục địa Nam Á; tây, đông, nam ba mặt giáp biển. Tên nước có nguồn gốc từ sông Ấn. Ấn Độ nguyên là quốc gia Veda, do vương triều Veda kiến lập thời cổ đại. Người Ấn Độ cổ lấy chữ "Hindu" để chỉ dòng sông, bắt nguồn từ tên sông Indus (sông Ấn), về sau mở rộng chỉ cả tiểu lục địa Nam Á, sau khi Ấn Độ và Pakistan phân thành hai quốc gia khác nhau thì “Hindus” mới chỉ quốc gia Ấn Độ.

Tiếng Ba Tư cổ đem “Hindu” chuyển thành “Indu”, nguời cổ Hy Lạp lại biến “Indu” thành “Indi”, người La Mã gọi thành “Indus” và người Anh ngày nay gọi thành India.

Trong các thư tịch Trung Quốc, thời Hán gọi Ấn Độ là "Thân Độc", "Thiên Trúc", tên gọi Ấn Độ bắt đầu từ trong sách "Đại Đường Tây Vực Ký" của Đường Huyền Trang. Thế kỷ IV tr.CN, Ấn Độ đã hình thành một quốc gia thống nhất.

Bắt đầu từ thế kỷ XVI, theo sau bọn thống trị Bồ Đào Nha, người Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt đến xâm lược Ấn Độ. Năm 1600, thực dân Anh thành lập công ty Đông Ấn, thực hiện chính sách áp bức và bóc lột Ấn Độ, lần lượt xây dựng những cứ điểm quân sự ven biển. Năm 1849, Anh chiếm toàn bộ Ấn Độ. Ngày 15 tháng 8 năm 1947, theo phương án của người Anh, Ấn Độ và Pakistan bị chia hai, ngày 26 tháng 1 năm 1950, nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức được thành lập.

II. Quốc kỳ


Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu cam, trắng và lục nằm ngang song song hợp thành. Chính giữa nền cờ màu trắng có một bánh xe Phật pháp màu xanh lam với 24 chiếc nan hoa. Hình bánh xe này là một trong những đồ án đầu sư tử ở đầu trụ đá Thánh địa Phật giáo đời vua Asoka thuộc vương triều Khổng tước (vương triều Maurya Dynasty) Ấn Độ. Màu cam tượng trưng cho lòng dũng cảm, hiến thân và tinh thần hy sinh thân mình, đồng thời cũng là màu pháp y của giáo đồ Phật giáo; màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chân lý; màu lục biểu thị lòng tin, đại diện cho sức sinh sản mà sự sống nhân loại dựa vào để sinh tồn. Bánh xe Phật pháp là bánh xe linh thiêng của nhân dân Ấn Độ, bánh xe chân lý, bánh xe chuyển động tiến về phía trước, bánh xe quay mãi trời xanh. Đồ án quốc kỳ ra đời năm 1921, khi đó chính giữa nền cờ là một bánh xe quay sợi tượng trưng cho văn minh cần lao của nhân dân Ấn Độ. Ngày 22 tháng 7 năm 1947, quyết định đổi bánh xe quay sợi thành bánh xe Phật pháp, chính thức được xem là quốc kỳ Ấn Độ. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố là nước Cộng hòa và vẫn sử dụng quốc kỳ này.

III. Quốc huy


Đồ án trung tâm do bốn con sư tử đực đứng châu lưng lại với nhau hợp thành, chúng đứng vững chắc trên một bệ đài hình tròn, mặt hướng ra bốn phía. Sư tử tượng trưng cho lòng tin, uy nghiêm, dũng khí và sức mạnh. Chung quanh bệ đài có bốn con thú canh giữ: hướng tây là con bò, hướng bắc là sư tử, hướng đông là voi, hướng nam là ngựa. Giữa bốn con thú có bánh xe Phật pháp. Quốc huy của Ấn Độ được chế định theo hình tượng điêu khắc đầu sư tử trên đầu trụ đá ở vườn thánh địa Phật giáo đời vua Asoka (324-187 tr.CN), vương triều Maurya Dynasty nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ. Những cột đá khắc những tín điều thống trị này dùng để kỷ niệm Phật tổ Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên truyền giáo lý đạo Phật khắp thiên hạ. Đồ án quốc huy Ấn Độ đã phản ánh Ấn Độ là một nước có nền văn minh cổ xưa và lịch sử lâu đời.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ, quốc huy các nước

BAHRAIN – HAI BIỂN CẢ

I. Nguồn gốc tên gọi

Bahrain nằm trên vịnh Persian giữa Ả Rập Saudi và Cata, do 33 đảo lớn nhỏ hợp thành, lớn nhất là đảo Bahrain. Tên nước có nguồn gốc từ tên đảo.

1. Trong tiếng Ả Rập, Bahrain có nghĩa là hai biển cả, quần đảo vây quanh Manama gọi là đảo Bahrain.

2. Tên Bahrain còn có nghĩa là “hai nguồn nước”, vì đảo này không chỉ có nước biển mặn mà còn có những dòng nước ngọt từ dưới biển phun lên. 3000 năm tr.CN trong các văn tự xa xưa, gọi Bahrain là “nước của bờ biển”, tên đảo là Dilmen. Thế kỷ V tr.CN, sử gia Hy Lạp Rodod gọi là đảo Alat. Thế kỷ III, vương triều Sassan Ba Tư gọi đây là đảo Alwa; các nhà địa lý Ả Rập xưa gọi chung các vùng đất Cata, Hasa, Kuwait ven biển và các đảo là “bờ biển Bahrain”. Bahrain bị người Ba Tư chiếm vào năm 1602. Năm 1783 Bahrain đuổi người Ba Tư đi, tuyên bố độc lập. Năm 1820, người Anh xâm chiếm Bahrain. Năm 1880 về sau, trở thành nước bảo hộ của Anh. Ngày 14 tháng 8 năm 1971, tuyên bố độc lập, thành lập nước Bahrain.

II. Quốc kỳ


Có hai màu đỏ và trắng, phía bên trái là một mảnh chữ nhật thẳng đứng dọc màu trắng, chiếm ¼ chiều rộng lá quốc kỳ, ¾ còn lại là màu đỏ - trắng có hình răng cưa. Quốc kỳ này được chế định năm 1933. Ngày 14 tháng 8 năm 1971, Bahrain chính thức độc lập và hình lá quốc kỳ vẫn không thay đổi. Năm 1820, khi Bahrain bị rơi vào vòng bảo hộ của nước Anh, quốc kỳ này đã từng theo quy định của điều ước ký kết giữa Anh và các quốc gia có liên quan ở vịnh Ba Tư; “người Ả Rập, trên đất liền và trên biển, phải sử dụng cờ màu đỏ, trên cờ có thể viết hoặc không viết chữ tùy theo sự lựa chọn của mỗi nước, những chữ phải viết trên phần màu trắng của lá cờ”. Quốc kỳ của Bahrain đã từng là một lá cờ đỏ.

III. Quốc huy


Hình thuẫn (lá chắn), trên mặt thuẫn là hình lá quốc kỳ của đất nước Bahrain: phần trên là hình răng cưa màu trắng, phần dưới là màu đỏ. Xung quanh được trang trí bởi các vòng hoa màu trắng và đỏ.

Nguồn gốc tên gọi, quốc kỳ, quốc huy các nước - VIỆT NAM

VIỆT NAM – VÙNG ĐẤT PHÍA NAM

I. Nguồn gốc tên gọi

Việt Nam có tên đầy đủ là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, tên nước trải qua diễn biến nhiều thời kỳ mà có.
Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.

Văn Lang

Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.

Âu Lạc

Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

Vạn Xuân

Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.

Đại Cồ Việt

Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt

Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Đại Ngu

Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.

Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si".

Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Sau này, danh xưng Việt Nam được chính thức sử dụng như quốc hiệu từ thời Đế quốc Việt Nam.

Đại Nam

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Đế quốc Việt Nam

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, cũng là lần đầu tiên danh xưng Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.

Nam Kỳ quốc

Nam Kỳ quốc hay Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc Cộng hòa Nam Kỳ (tiếng Pháp: République de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.

Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Việt Nam Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.


Dưới đây là những danh từng được dùng không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức được ghi nhận lại từ cổ sử hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945.

Xích Quỷ

Nam Việt

An Nam

Chi tiết xem tại đây

II. Quốc kỳ


Hình chữ nhật. Nền cờ màu đỏ, giữa nền cờ là một ngôi sao vàng năm cánh. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, sao vàng tượng trưng cho Đảng cộng sản Việt Nam. Một hàm nghĩa khác là: năm cánh sao vàng lần lượt đại diện cho công nhân, nông dân, binh lính, trí thức và thanh niên cũng có thể hiểu rằng mùa vàng là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Quốc kỳ Việt Nam được ấn định theo điều 5 pháp lệnh của chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 5 tháng 9 năm 1945 và điều 249 pháp lệnh của chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 30 tháng 11 năm 1955 (tháng 6 năm 1976 đổi thành nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).

III. Quốc huy


Hình tròn. Được bao quanh bởi 2 bó lúa màu vàng đối xứng nhau, tượng trưng cho nền nông nghiệp Việt Nam; một bánh răng màu vàng nằm trên giao điểm của hai bó lúa, tượng trưng cho nền công nghiệp của đất nước. Ở trung tâm là mặt tròn màu đỏ, trên đó có vẽ một ngôi sao vàng năm cánh, hàm nghĩa giống với quốc kỳ. Phía dưới quốc huy có một dải trang trí màu đỏ, trên đó có dòng chữ tiếng Việt Nam: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Quốc huy được ấn định theo điều SL/254 pháp lệnh chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 14 tháng 1 năm 1956.

Những 'huyền thoại' cảm động về người Nhật trên Internet


Có những con người bình dị, vô danh ở đất nước vừa hứng chịu trận động đất lịch sử đã trở thành "huyền thoại" trong mắt cư dân mạng vì cách ứng xử cao thượng của họ.

Cuộc sống hỗn loạn, giá cả tăng cao, nạn cướp bóc luôn là hậu quả khó tránh sau những thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, người ta không hề nghe nói đến điều đó ở quốc gia mới trải qua trận động đất mạnh tới 9 độ Richter. Người dân ở đây luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, trật tự và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Kiên nhẫn xếp hàng lấy nước ở Sendai. Ảnh: OddStuff.
Kiên nhẫn xếp hàng lấy nước ở Sendai. Ảnh: OddStuff.

Chính bởi tinh thần tương trợ này, trên Internet những ngày qua đã xuất hiện một số bức thư được cho là được gửi từ Nhật về Việt Nam, khiến người đọc rơi nước mắt về cách ứng xử của người dân Nhật trong hoạn nạn.

Bức thư thứ nhất kể về một người đàn ông xa lạ đã không ngại dòng nước lũ giúp đỡ ba mẹ con trèo lên ban công an toàn. Tuy nhiên, khi người mẹ cố kéo ông này lên thì bất ngờ có một chiếc ôtô bị nước đẩy thẳng tới chỗ họ và ông đã quyết định giật tay ra, mặc nước cuốn đi để người mẹ kia không bị ngã theo. (Đọc lá thư)

Còn trong một bài viết trên trang blog của Nguyễn Đình Đăng, một người có tên Hà Minh Thành đã chia sẻ câu chuyện khiến bất cứ ai cũng phải khâm phục về suy nghĩ sâu sắc của một cậu bé 9 tuổi.

"Trong cái hàng rồng rắn tôi chú ý đến một đứa nhỏ trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: 'Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói'. Thằng bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt, mới hỏi và nó trả lời: 'Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ'. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh", Hà Minh Thành chia sẻ và tin rằng một đất nước đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu. (Xem chi tiết)

Chuyện về cậu bé lớp 3 này lập tức được lan truyền sang nhiều blog, mạng xã hội, diễn đàn và trên cả báo chí như một hình ảnh mẫu mực của nước Nhật trong khó khăn.

Hai người Nhật đứng nhìn cảnh hoang tàn sau động đất. Ảnh: AFP
Hai người Nhật đứng nhìn cảnh hoang tàn sau động đất. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, cũng không ít bài viết ca ngợi 50 nhân viên nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima đã kiên cường không rời vị trí bất chấp nồng độ phóng xạ đã tới mức nguy hiểm cho tính mạng con người. Họ trở thành những "chú lính chì dũng cảm", những "cảm tử quân" trong mắt cư dân mạng. "Bố cháu nói sẽ chấp nhận số phận như một bản án tử hình. Cháu chưa bao giờ thấy mẹ mình khóc nhiều như vậy. Mong sao bố sẽ trở về an toàn", con gái của một nhân viên Fukushima 1 cho hay.

Một phụ nữ có nickname NamicoAoto chia sẻ trên Twitter: "Bố tôi xung phong trở lại nhà máy dù chỉ nửa năm nữa ông sẽ nghỉ hưu. Đôi mắt tôi như không còn thấy gì vì nước mắt đã dâng đầy. Ở nhà, bố có vẻ không giống với những người có thể giải quyết được việc lớn nhưng hôm nay tôi tự hào về ông". Còn trong e-mail gửi vợ, một nhân viên viết: "Sống tốt em nhé, anh không thể về nhà".

Trong các câu chuyện về những tấm gương quên mình vì nước hay những "người hùng" bình dị hy sinh vì đồng loại..., một số có thật, một số có thể được nâng lên thành huyền thoại nhưng không ai có thể phủ nhận tinh thần đoàn kết, quả cảm của người Nhật đang khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và học tập.

Sóng thần Nhật Bản: 20 bức ảnh khó có thể quên


(Dân trí) - Trận đại hồng thủy ở Nhật Bản hôm thứ sáu tuần trước đã cuốn trôi xe cộ như những món đồ chơi, hất cả tàu lên nóc một tòa nhà cùng đó là nhà máy lọc dầu bốc cháy ngùn ngụt giữa cảnh hoang tàn..là những hình ảnh khó có thể nào quên.

Dưới đây là 20 bức ảnh khó có thể quên về trận sóng thần khủng khiếp ở Nhật do tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn.


Rời nhà: Đội cứu hộ mang xác của một người đàn ông qua những gì còn sót lại ở làng Saito.
Saito chỉ là một trong nhiều nơi bị xóa sổ khỏi bờ biển đông bắc Nhật.


Vượt qua đống đổ nát ở Otsuchi.


Sóng thần đã đánh bật một con tàu "ngự" trên nóc một tòa nhà giữa biển đổ nát tại Otsuchi, Iwate.


Mẹ nói chuyện với con gái qua tấm kính ngăn cách do cô con gái có dấu hiệu nhiễm xạ ở Nihonmatsu.


Sóng thần đổ bộ vào một tuyến phố ở thành phố Miyako, Iwate.


Hạnh phúc bừng sáng khi tìm lại được nhau giữa cảnh hoang tàn ở Kesennuma, Miyagi.


Dù bị sóng thần cuốn trôi ra biển và lênh đênh trong nhiều ngày trên một tấm gỗ từng là mái nhà của ai đó, nhưng người đàn ông 60 tuổi trong ảnh vẫn không bị quật ngã.


Cảnh tượng tại sân bay Senda, thành phố Senda, Miyagi, sau khi sóng thần quét qua.


Người sống sót quấn chăn giữ ấm tại một bệnh viện của Hội chữ thập Đỏ.

Một tuyến đường sắt bị hư hại sau trận động đất/sóng thần ở Fukushima
Tìm kiếm hi vọng trong danh sách những người sống sót.


Đối phó với hậu họa động đất/sóng thần để lại.


Một cuốn album ảnh giữa đống bùn đất tại Natori


Khóc giữa sức tàn phá kinh hoàng của động đất/sóng thần ở Miyagi

Khói lửa bốc lên che phủ bầu trời tại một nhà máy lọc dầu ở Shiogama, Miyagi.


Đi qua quá khứ đổ nát ở Tagajo, Miyagi.


Tìm kiếm người sống sót giữa biển đổ nát tại Tamura, Iwate.


Đau thương để lại trên một đoạn đê biển khi sóng thần quét qua.

Quân đội được triển khai giữa chiến trận động đất/sóng thần để lại.



Phan Anh

Theo National Geographic