Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Hà Nội có biểu tình phản đối TQ lần thứ tám


Biểu tình ở Hà Nội hôm 24/7

Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra quanh khu hồ Hoàn Kiếm

Tại Hà Nội đã có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo lần thứ tám, diễn ra sáng Chủ Nhật 24 tháng 7 với con số người tham gia tới hàng trăm.

Giới trí thức và cộng đồng mạng Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chính trong việc vận động tổ chức ra cuộc xuống đường tuần hành và trương biểu ngữ phản đối chính quyền Trung Quốc lần này.

Trong số các trí thức, nhân sĩ tham gia có các vị Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch...và con số thanh thiếu niên lên tới hàng trăm.

Cũng có tin nói tiến sĩ Nguyễn Quang A bị an ninh yêu cầu không đi biểu tình lần này nhưng ông tuyên bố sẽ vẫn đi.

Và căn cứ vào các hình ảnh đăng tải trên mạng do giới vận động biểu tình phát tán, TS Nguyễn Quang A đã có mặt từ sau 8 giờ sáng.

Cùng ông còn có Giáo sư Lâm Quang Thiệp, cựu Vụ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đặc biệt, có nhiều trẻ em được cha mẹ khuyến khích đi biểu tình, bất chấp lệnh cấm từ một số trường.

Các biểu ngữ cũng kêu gọi Quốc hội Việt Nam khóa mới ra nghị quyết về Biển Đông.

Hình từ cuộc biểu tình 17/7

Từ một vài tuần qua, thanh thiếu niên từ các gia đình trí thức, cán bộ ở Hà Nội cùng cha mẹ xuống đường

Trong một diễn biến mới, các khẩu hiệu của cuộc biểu tình lần này đề nghị vinh danh cho các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị tàu Trung Quốc giết trong đợt tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974, và các chiến sĩ Hải quân Quân Đội Nhân dân Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.

Nhiều thanh thiếu niên, trí thức cầm biểu ngữ ghi tên các binh sĩ bị Trung Quốc giết trong hai trận hải chiến đọ́

Đoàn biểu tình cũng ủng hộ báo Đại Đoàn Kết, tờ báo duy nhất cho tới nay ở Việt Nam công khai kêu gọi vinh danh 74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và 64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988.

Họ cũng tới trước tòa báo Hà Nội Mới, hô khẩu hiệu phản đối tờ báo này đã từng đăng tải bài viết ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người có công lớn với Bắc Kinh trong cuộc chiến 1979.

'Yêu cầu về nhà'

̣̣Để phản đối công an Việt Nam đánh dân trong cuộc biểu tình tuần trước, đoàn người đã dừng lại hô khẩu hiệu khá lâu trước trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm.

Vụ đ̣ại uý Minh thuộc Công an quận này đạp vào mặt một người biểu tình bị bốn công an viên khác giữ chân tay hồi Chủ Nhật trước đã gây ra một làn sóng phẫn uất trong dư luận.

Trong tuần, một số nhân sĩ, trí thức ít lên tiếng về các vấn đề thời sự nay cũng công khai phản đối hành vi của đại uý nọ.

Chắng hạn nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã phát biểu trên mạng, phê phán sĩ quan công an gây ra bạo hành.

Con số người tuần hành ở Bờ Hồ nhiều hơn một số lần trước nhưng không xảy ra bắt bớ

Bản thân nạn nhân cú đạp của đại uý Minh, anh Nguyễn Chí Đức đã ra đến Bờ Hồ, nhưng bị nhà chức trách 'yêu cầu đi về nhà', theo tường thuật của giới vận động trên mạng.

Tuy thế, cuộc tuần hành ngày Chủ Nhật này không xảy ra va chạm với nhà chức trách, có thể vì không diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc mà tập trung ở khu Bờ Hồ.

Chủ Nhật tuần trước, nhà chức trách đã bắt gần 50 người nhưng sau thì cũng thả ra.

So với Hà Nội thì tại Sài Gòn, đô thị lớn nhất Việt Nam số cuộc biểu tình mang nội dung phản đối Trung Quốc diễn ra ít hơn nhiều và không hề có vào ngày 24/7.

Một nhà báo từ TPHCM giải thích với BBC trong tuần rằng "Trí thức Sài Gòn bị kiểm soát chặt hơn Hà Nội rất nhiều".

Hiện cũng đang có lời kêu gọi của một số trí thức Việt Nam tại Anh Quốc về việc tổ chức biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại London trưa 24/7 giờ địa phương.

Theo BBC

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

'Ôm miễn phí' vì tình yêu thương

Bác bảo vệ công viên ngần ngại khi cô gái trẻ đề nghị được ôm; chị bán hàng cảm động trong vòng tay thật chặt; nhiều người đi đường, khách du lịch ở trung tâm Sài Gòn sáng 16/7 ngỡ ngàng với cảnh các chàng trai, cô gái trẻ đi khắp nơi mời... ôm.

Với khẩu hiệu "Ôm trọn trái tim - san sẻ yêu thương", sáng nay giới trẻ Sài Gòn háo hức tham gia ngày hội yêu thương, nằm trong chương trình International Free Hugs Day.

Một bạn chưa kịp chuẩn bị ghi khẩu hiệu, mượn bức tường của nhà thờ Đức Bà làm điểm tựa để ghi.

"Ôm tự do", "ôm miễn phí", "ôm tui liền đi"... mỗi bạn trẻ một khẩu hiệu nhưng đều có chung một mục đích muốn san sẻ yêu thương với mọi người dù lạ hay quen.

Một bạn tình nguyện viên với khẩu hiểu rất ý nghĩa

Một tình nguyện viên với khẩu hiệu: "Khi nhìn nhau chúng ta là người lạ, khi ôm nhau chúng ta là bạn". Hoàng Linh, chủ tịch Free Hugs Việt Nam cho biết: "Ngày hội International Free Hugs Day 2011 nhằm kết nối, tạo điều kiện để đưa mọi người lại gần nhau, kích hoạt sự đồng cảm ẩn giấu, khơi dậy niềm vui và nhân rộng trong cộng đồng".

Các tình nguyện viên đi bộ suốt mấy tiếng đồng hồ dọc theo những khu vực trung tâm TP HCM để mời "ôm".

eử

Vô tư trao những cái ôm ấm áp cho người lạ để kết nối yêu thương.

Ban đầu thì còn ngần ngại, nhưng sau khi nghe ý nghĩa của chương trình rất nhân văn và thú vị, chú đã ôm chầm lấy bạn tình nguyện viên như con gái mình và cười thật tươi.

Cái ôm thật chặt, thật ấm áp với một người lạ.

Bây giờ thì đã làm quen và chụp hình làm kỷ niệm.

Các tình nguyện viên đang giải thích ý nghĩa chương trình với một khách du lịch. Sau cái ôm, họ quen nhau và chụp hình làm kỷ niệm.

Nhiều người ngần ngại khi bỗng nhiên được cô gái trẻ dang tay mời... ôm.

"Free Hugs" với cả một em bé trai gặp trên đường.

Một bạn gái người Colombia dù không nói được tiếng Việt vẫn tình nguyện tham gia cùng các bạn tình nguyện viên Free Hugs Việt Nam.

Một cô gái người Colombia dù không nói được tiếng Việt vẫn tình nguyện tham gia Free Hugs Việt Nam vì thích ý nghĩa của chương trình kết nối yêu thương.

Hữu Công

Theo VNexpress

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

450th Anniversary Thánh đường ST.Basil’s Cathedral-Russia

Thánh đường St. Basil's Cathedral là kiến trúc nổi tiếng nhất Moscow, nước Nga. Đây không chỉ là biểu tượng cho thành phố Matxcơva mà còn là biểu tương cho nước Nga trên thế giới. Tên đầy đủ của thánh đường được mọi người biết đến nhiều nhất là “Thánh đường được ban phước bởi Thánh Basil’s”. Nhưng tên thật tế của nó lại là “Thánh đường được sự bảo vệ của mẹ Thiên Chúa”


Cách Google kỷ niệm 450 năm ST.Basil’s Cathedral





Một đặc điểm của thánh đường này so với các kiến trúc cùng loại trên thế giới là đây là một Thánh đường đa vòm. Được đặt trên quảng trường Đỏ của Thủ đô Matxcơva của Nga.

Thánh đường được xây theo yêu cầu của Ivan đệ tứ, hay còn được gọi là Ivan Khủng kiếp – Hoàng tử của Matxcơva từ năm 1553, nhân sự kiện bắt giữ vua của Hãn quốc Kazan. Thánh đường được xây từ năm 1555 đến 1561 thì hoàn thành.

Năm 1588 Sa hoàng Fedor Ivanovich đã có một nhà nguyện được gửi vào phía đông phía trên ngôi mộ của Basil Fool for Christ (yurodivy Vassily Blazhenny), một thánh Chính Thống của Nga và thánh đường đã được đặt tên dựa trên vị Thánh này.



Nó có vẻ như mỗi khi một bộ phim, show truyền hình, hoặc tin tức báo cáo muốn thiết lập một cảnh ở Moscow, quay phim diễn ra ở phía trước của nhà thờ St. Basil's Cathedral. Hầu hết du khách chỉ có được một ảnh chụp hoặc hai ở phía trước của vòm hành đầy màu sắc của nhà thờ, nhưng bạn thực sự không nên bỏ lỡ một tour du lịch của các bên trong của nhà thờ St. Basil's Cathedral.

Tọa lạc tại Quảng trường Đỏ, bên cạnh điện Kremlin, nhà thờ St. Basil's Cathedral mang tính biểu tượng chắc chắn là một trong năm thu hút du khách tham quan hàng đầu tại Moscow. Nó nằm ở trung tâm của Vành đai Garden, một đường tròn mà chạy xung quanh trung tâm của Moscow.


Các nhà thờ, gọi là "đá hoa", được ủy quyền bởi Ivan Bạo chúa, những người muốn truy điệu mỗi chiến thắng của cuộc Chiến tranh Nga-Kazan bằng cách xây dựng một nhà thờ bằng gỗ cho mỗi sự kiện bên cạnh các bức tường của Nhà thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. nhà thờ được đặt theo tên của Thánh Basil, một người bị cáo buộc gây ấn tượng Saint Ivan khủng khiếp bằng cách dự đoán một trong những vụ cháy lớn nhất của Moscow. St. Basil's Cathedral được chôn cất trong Giáo Hội Thiên Chúa Ba Ngôi sau khi ông thông qua. Truyền thuyết kể rằng Ivan Bạo chúa chọc ra mắt của các kiến trúc sư người thiết kế các nhà thờ để họ không bao giờ có thể làm bất cứ điều gì đẹp hơn. Điều này có kể từ khi được chứng minh là một huyền thoại, nhưng có lẽ đã giúp Ivan kiếm được biệt danh của anh.

Bởi thời gian của nhà thờ St. Basil's Cathedral, cũng đôi khi được gọi là Nhà thờ của các cầu bầu của Đức Trinh Nữ của Moat, được hoàn thành năm 1560 (xây dựng bắt đầu vào năm 1555) nó bao gồm chín nhà nguyện duy nhất. Nhà thờ St. Basil's Cathedral thực sự bao gồm tám nhà thờ nhỏ hơn arraigned quanh một nhà thờ trung tâm.


Bên trong Nhà thờ St. Basil's Cathedral, bạn sẽ tìm thấy hẹp, hành lang đầy bụi, điểm thú vị, một cầu thang xoắn ốc bằng gỗ, và tranh hoành tráng phức tạp. Trèo lên tầng trên để có được những quan điểm tốt nhất - bạn có thể nhìn thấy sông Moscow từ đây. Các nhà thờ được làm chủ yếu từ gạch, và bên trong, bạn có thể thấy nhiều gạch trang trí. các bức tường sơn cũng có thể được nhìn thấy trong suốt Nhà thờ chính tòa.


Nhà thờ St. Basil's Cathedral đã tổ chức khá tốt lên theo thời gian, mặc dù cuộc chiến tranh và một vài đám cháy. Điều này là do một phần vào những nỗ lực phục hồi rộng rãi trên khắp các năm. Việc đổi mới nhất gần đây đã được hoàn thành trong năm 2008. Đừng quên kiểm tra các khu vườn ở mặt trước của nhà thờ chính tòa, có thể giữ bức tượng cũng như cây xanh.


Theo http://www.trieudo.com

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Thăm quốc gia “trẻ” nhất thế giới


(Dân trí) - Nam Sudan sẽ chính thức tách khỏi Sudan để trở thành một quốc gia độc lập vào cuối tuần này, biến nó trở thành quốc gia non trẻ nhất thế giới.
Quốc gia Sudan trước kia sẽ được chi tách làm đôi thành Sudan (phía trên) và Nam Sudan (phía dưới), với đường biên giới là đường đứt đỏ trên bản đồ.
Nam Sudan sẽ có tên trên bản đồ thế giới khi nó được khai sinh vào ngày 9/7 tới đây.

Hai miền nam và bắc Sudan đã lâm vào cuộc nội chiến kéo dài 5 thập niên, làm khoảng 2 triệu người thiệt mạng.
Nam Sudan đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về độc lập cho miền nam hồi tháng 1 năm nay và 99% cử tri bỏ phiếu ủng hộ.


Các binh sĩ thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Sudan (SPLA) đang tập luyện cho ngày độc lập tại thành phố Juba.

Các em nhỏ cũng tích cực tập luyện cho ngày khai quốc.

Với kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên, Nam Sudan sẽ trở thành quốc gia độc lập lấy tên là Cộng hòa Nam Sudan và thủ đô đặt tại thành phố Juba, trước đây là thủ phủ và thành phố lớn nhất của miền nam.

Các nam giới trong trang phục truyền thống tập dượt cho ngày độc lập.

Các cựu chiến binh bị thương mang nạng trong buổi tập dượt.

Ban nhạc luyện tập để chơi trong ngày khai quốc.

Người dân Nam Sudan đang mong chờ ngày vui nhưng quốc gia non trẻ này cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề chưa được giải quyết, trong đó có vấn đề đường biên giới với Sudan, việc phân chia nguồn dầu mỏ, số phận của các công dân ở miền nam hiện đang sinh sống ở miền bắc.

Đại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tham dự ngày độc lập của Nam Sudan.

Mỹ cho biết Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Susan Rice, sẽ dẫn đầu phái đoàn của nước này tham dự ngày độc lập của Nam Sudan.

Các thành viên của bộ lạc Agar Lmarol tập một điệu nhảy truyền thống để chuẩn bị cho ngày khai quốc.
Ninh Nhi
Theo Reuters

Nam Sudan mừng ngày “chào đời”


(Dân trí) - Kể từ hôm nay, 9/7, Nam Sudan đã trở thành quốc gia mới nhất của thế giới, chính thức tách khỏi Sudan sau 2 cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm vốn cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Người dân mang quốc kỳ Nam Sudan xuống đường mừng ngày lập từ ngay từ nửa đêm.

Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nằm trong số các quan chức quốc tế sẽ tham gia buổi lễ mừng ngày lập quốc của Nam Sudan tại thủ đô Juba.

Trước đó, Sudan đã tuyên bố công nhân độc lập của nước láng giềng.

Nam Sudan đã trở thành quốc gia thứ 193 trên thế giới được Liên hợp quốc công nhận và là thành viên thứ 54 của Liên hợp quốc tại châu Phi.

Độc lập của Nam Sudan diễn ra sau nhiều thập niên nội chiến giữa hai miền nam bắc, làm 1,5-2 triệu người thiệt mạng.

Thỏa thuận hòa bình giữa 2 miền năm 2005, đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến, mở đường cho cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập cho Nam Sudan vào tháng 1 năm nay. 99% cử tri Nam Sudan đã bỏ phiếu ủng hộ nền độc lập cho miền nam.

Xuống đường ăn mừng từ nửa đêm
Niềm vui ngày độc lập.

Cộng hòa Nam Sudan chính thức độc lập từ 12h01 ngày 9/7, chia Sudan - quốc gia lớn nhất châu Phi - làm đôi.

Các hoạt động mừng ngày lập quốc của Nam Sudan đã bắt đầu tại Juba từ giữa đêm qua. Khi đồng hồ đếm ngược, được lắp đặt ở Juba, nhích tới con số 0, quốc ca mới của Nam Sudan đã được phát trên truyền hình.

Không đợi tới lúc trời sáng, người dân đã đổ ra đường ăn mừng ngay trong đêm. Những chiếc xe chở người dân vẫy cờ chạy vòng quanh thành phố. Mọi người nhảy múa và ca hát trên đường phố, hô vang tên vị Tổng thống đầu tiên của Nam Sudan, Salva Kiir. Các binh sĩ và cảnh sát cũng chung vui cùng người dân.
Các binh sĩ cũng tham gia hoạt động mừng ngày độc lập vào đêm qua.

Lễ độc lập chính thức dự kiến sẽ được tổ chức vào hôm nay.

Chủ tịch quốc hội Nam Suda, James Wani Igga, dự kiến sẽ đọc bản Tuyên bố Độc lập lúc 11h45 sáng giờ địa phương. Ít phút sau đó, quốc kỳ Sudan sẽ được hạ xuống và lá cờ mới của Nam Sudan sẽ được kéo lên.

Ngoài Tổng thống Sudan Bashir và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, các khách mời tham dự buổi lễ còn có cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice và Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ, Tướng Carter Ham.
Một vũ công biểu diễn đường phố mừng ngày khai quốc.

Quốc gia mới nhất thế giới:

Tên chính thức: Cộng hòa Nam Sudan
Thủ đô: Juba
Dân số: 7,5-9,7 triệu người
Diện tích: 619,745km2
Các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, Ả-rập, Ả-rập Juba, Dinka
Tôn giáo: Truyền thống và một số ít là Cơ đốc giáo
Mặt hàng xuất khẩu chính: dầu mỏ

Những thách thức phía trước:

Một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới: tỷ lệ mẹ tử vong khi sinh cao nhất thế giới, hầu hết trẻ em dưới 13 tuổi không được đến trường, 84% phụ nữ mù chữ
Quan hệ với Sudan: Phân chia các khoản nợ và nguồn dầu mỏ, các tranh chấp biên giới, quyền công dân
An ninh: Có ít nhất 7 nhóm nổi dậy

An Bình
Theo AP, BBC

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Góc khuất

Xin các bạn hãy bỏ chút thời gian để đọc bài viết này, để thấy quanh ta cuộc sống còn những góc khuất và, ta quá bé nhỏ để vươn tay cứu giúp...nếu không có những tấm lòng.

".. Nơi đó ko fải là 1 căn nhà, mà trông như 1 cái chòi xiêu vẹo được chắp vá.Một bà cụ nhỏ thó, lưng còng và ốm yếu bước ra. Tôi khóc. Ko thể nói được lời nào. Cứ thế, tôi chỉ khóc..."

Các bức vách của căn nhà còn nguyên vết tích của gạch vữa, vậy mà hàng tháng nơi ấy móc túi của bà tận 500 ngàn. Bà bảo chúng tôi lên căn gác nhỏ của bà để xem nơi bà ngủ. Chiếc cầu thang gỗ ko tay vịn, với cặp mắt mờ và đôi chân yếu, bà tựa lưng vào tường và cứ thế bước lên, bước xuống. Ngay cả tôi còn ko đảm bảo cho sự an toàn của mình khi bước lên trên những mảnh gỗ ấy.

Căn gác nhỏ, ọp ẹp, hớ hênh và tạm bợ. Tôi đã bắt đầu quen với việc chế ngự cảm xúc, vậy mà đôi khi mắt vẫn cay cay vội vàng nhìn qua hướng khác.

...

Ko trò chuyện được lâu, vì bà phải đi bán lúc 13h. Vậy đó, ngày này qua ngày khác, bà ra khỏi nhà lúc 13h trưa và trở về khi đã 23h đêm. Sống với gió, với nắng, với mưa ngần ấy năm trời nên sức khỏe của bà bây giờ cũng mong manh lắm. Nhưng bà chỉ mong cái lưng hết nhức, cái chân hết đau, để bà còn đi bán kiếm tiền nuôi những đứa cháu.

Chia tay bà, tôi về nhà trong nỗi băn khoăn nghẹn ngào.

20h, tôi tìm đến chỗ bà bán. Bà quá nhỏ bé lặng lẽ trước sự ồn ào xô bồ của phố xá và con người nơi đây. Tôi thấy một vài bạn trai ngồi xung quanh bà. Họ chỉ lặng lẽ nhìn cho đến khi tôi xuất hiện. Tôi đã vui hơn khi được gặp bà và tưởng như đã chế ngự được cái cảm xúc trẻ con ban sáng. Nhưng... chỉ nói được câu thứ 2 tôi lại khóc. Anh thanh niên ấy lặng lẽ nhìn tôi.

Chúng tôi nhìn nhau và cùng nhìn bà. Hỏi thăm anh mới biết, cũng nhờ một vài bài viết nào đó trên blog mà anh tìm đến bà...

Từ 13h cho đến khi gặp tôi, bà chỉ bán được 10 ngàn.

Tôi ngồi bên bà suốt buổi tối. Xe cộ qua lại quá đông, đèn xe chiếu sáng làm tôi nhòe cả mắt, huống chi bà. Nhiều anh thanh niên dừng xe, dâng đôi bàn tay lễ phép biếu bà 10 ngàn. Những chị phụ nữ ghé mua mà ko cần tiền thối.

Tối nay tôi biết bà rất vui, vì bà cứ nhờ tôi đếm đi đếm lại 250 ngàn mà bà đã ko tin đó là số tiền bà kiếm được. Bà vui, tôi vui. Bà cười, tôi khóc.

Ngồi được một lúc thì có người phụ nữ tới lấy tiền bánh. Hôm nay bà bán được 38 cái và fải trả cho họ 95 ngàn. Bà ko lời 1 xu. Họ, kiếm tiền trên cái khổ của người khác.

21h30 bà ngủ gục, tôi giục bà về vì "hôm nay bà bán được nhiều rồi" nhưng tôi biết bà sẽ ko về. Bà là thế, cứ tẩn mẩn ngồi đó, cho đến khi phố xá vắng vẻ đìu hiu.

Chia tay bà, tôi bước đi mà lòng nặng nề quá!

Rất mong mọi người hãy cùng chia sẽ với tôi về hoàn cảnh của bà cụ, người mà bất cứ ai cũng muốn gọi thân thương là Ngoại. Hãy đóng góp với chúng tôi để giúp đỡ bà nhé.

Những hình ảnh của ngoại

Hình ảnh
Để chụp được tấm ảnh này, ngoại phải chịu đau để đứng dậy vì lưng ngoại đau lắm

Hình ảnh
Chỗ ngủ của ngoại


Hình ảnh
Ngoại chỉ có thể ngồi như thế này, và ngoại đã ngồi như thế này suốt 10 tiếng ngoài đường trên chiếc ghế nhựa nhỏ

Hình ảnh
Mắt ngoại gần như mù, ko thấy, ko phân biệt được đồ và tiền. Ai mua gì, đưa bao nhiêu nói mấy nhiêu để ngoại biết mà thối lại


Hình ảnh
Cháu gái nuôi gọi ngoại là cố, bé ngoan ngoãn và lễ phép, đang học lớp 1. Hằng ngày vào chùa bán nhang kiếm tiền phụ ngoại. Hôm nay bé vui vì có nhiều quần áo đẹp :)

Hình ảnh
Dì 2, con gái nuôi của ngoại, 70 tuổi, sức khỏe yếu nên dì cũng chỉ bán nhang và ở nhà lo cơm nước, giặt giũ cho ngoại.


Con bé 7 tuổi kêu bà bằng Cố không cha không mẹ, bà thương. Thằng cháu bị tâm thần chỉ ăn ở ngoài đường, còn có gì ngon đem về đều dành cho bà hết, bà không nỡ bỏ. Bà nói "bà mong được chết ở ngoài đường để tụi nhỏ không thấy bà lúc ấy..."

Tôi nghẹn... Lấy vội cuộn khăn giấy của bà...

Bà đi bán vì gia đình nhỏ của bà, 1 gia đình không có ai là ruột thịt, chỉ vì tình thương giữa người với người mà nên 1 gia đình. Và bà vẫn muốn góp công sức dù tuổi đã già sức đã cạn.

Tôi muốn được ngồi thêm với bà để bà tâm sự, nhưng thời gian bà đi bán đã sắp đến... Tạm biệt bà & chắc chắn tôi sẽ gặp lại bà.

Trưa...

Gần 2h mưa bắt đầu trút. Tôi nghĩ đến bà. Thay vội cái áo, lấy thêm cây dù, tôi vội vã chạy ngay đến chỗ bà bán. Tôi lại nghẹn.

Bà ngồi đó, co ro trong cây dù chỉ đủ che cho hàng hoá & nửa tấm thân cong cong của bà. Tôi gửi xe & ngồi với bà, trên lề đường, xe cộ qua lại, mưa vẫn rơi...

Tôi nói với bà muốn mua hết số hàng bà bán để bà về sớm nghỉ ngơi hôm nay. Bà nói không được, bà đã dặn chú xe ôm 11h tối lại đón, bà không muốn chú ko có tiền tối nay, cuộc sống chú vất vả lắm.

Rồi bà lấy bánh cho tôi, bà nói bánh của bà ngon lắm, loại tốt, bà bán không lấy lời nhiều như người ta. Ngoài bánh ra, bà còn bán chuối nướng. Bà bán giùm chị kia, "tội nghiệp nó lắm, ba mươi mấy tuổi mà phải một mình bươn chải nuôi chồng con & gia đình chồng. Bà bán giùm chứ không lấy lời."

Bà ngồi trên chiếc ghế nhựa, có tấm lót mỏng mà theo bà là tấm nệm. Bà mỏi lưng lắm chứ vì chẳng có chỗ dựa, nhưng "bà ráng chịu".

Tôi ngồi cùng bà cả 1 buổi chiều, lúc mưa lúc tạnh lúc lại mưa. Tôi cảm nhận rằng bà vui lắm, vì bà kể rất nhiều chuyện cho tôi nghe, tâm sự những ước muốn của bà và cả khuyên nhủ tôi cách sống. Cuối mỗi câu chuyện, bà nói "bà buồn!", nhưng bà lại cười với tôi. Nụ cười của số phận.

Tôi khuyên bà vào viện dưỡng lão, vì ở đó bà sẽ có bè bạn, có cô y tá chăm sóc cho bà. Bà lắc đầu nguầy nguậy, bà muốn đi bán để có tiền nuôi cháu và bà muốn buổi tối được nằm trên chiếc giường nhỏ trên gác trong không gian yên tịnh.

Khách đến mua hàng bà không phải vì cái bánh cái kẹo, mà chính là muốn cho bà tiền. Bà không biết bao nhiêu tiền đâu, vì bà không thấy, bà hỏi tôi & cám ơn những người ấy. Tôi giúp bà gói bánh mà nước mắt rơi chẳng hay, vì cảm động. Có chị thấy tôi vậy, cũng lau vội nước mắt và thăm hỏi hoàn cảnh của bà. Tôi biết rằng vẫn có người tốt trên đời này.

Rồi cũng đến lúc tôi phải trở về với gia đình, tôi trả bà về lại với cuộc sống mưu sinh như thường ngày của bà, thui thủi bên cái bánh cái kẹo, với đồng tiền nhân ái & với cả nắng... gió... mưa...

Đường về tấp nập, mà tôi cứ thấy mãi dáng gầy cong cong của bà trên góc nhỏ con đường. Mưa đã tạnh, mà mắt tôi vẫn thấy cay xè như ngàn giọt mưa bắn vào.

Tôi biết, còn nhiều người như bà lắm...

Bà ngồi 1 góc rất nhỏ trên lề đường, trước cổng chính của Trung tâm Triển lãm Hoàng Văn Thụ. Các bạn có thể chạy ngang qua để thấy hoàn cảnh đáng thương của bà & hãy giúp đỡ bà.

Ko viết nữa, xem hình thôi nhé, mọi người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn và thấy rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc.




Hình ảnh
Ngoại nhỏ bé lắm, nếu ko zoom máy ảnh thì từ khoảng cách ấy tôi ko thể thấy đc Ngoại


Hình ảnh
Hình ảnh
Mưa, Ngoại cầm dù và chỉ lo bánh bị ướt

Hình ảnh
Ngoại che bánh kỹ lắm, chứ Ngoại thì sao cũng được. Cái nón lá của Ngoại ướt sũng, đội vào hay bị ngứa đầu

Hình ảnh
Hình ảnh
Mâm bánh của Ngoại đây. Bịch chuối nướng Ngoại bán dùm người ta, ko lời 1 xu, còn đồ của Ngoại là snack, bánh tuyết, chewing gum, đậu phộng, hột dưa. Hầu như những người mua bánh của Ngoại đều là những người hảo tâm, còn ko, thì chẳng ai muốn dừng xe để ăn những món này

Hình ảnh
Ngồi dưới mưa, Ngoại khoe tôi hôm qua được anh thanh niên tốt bụng nào đó cho cái máy đọc kinh Phật của Úc. Ngoại khen đồ Úc xịn nhất, nhưng cái máy đọc tiếng Úc nên Ngoại ko hiểu. Lâu lâu Ngoại lấy ra nghe cho đỡ buồn

Hình ảnh
Hình ảnh
Khoảng 18h30, mưa nặng hạt. Tôi có thêm một người bạn đồng hành, Nga đi làm về là ra chỗ bà ngay, chúng tôi cùng che cho bà, cùng ướt và cùng lạnh. Bà hài hước "mưa ko fải là trời hành đâu con, mà là tiền hành. Trời mưa vẫn ráng ngồi bán để kiếm tiền thì là tiền hành chứ gì nữa". Ngoại rất lạc quan Ngoại biết ko?



Hình ảnh
Tối thế này ai thấy được Ngoại?
Thật sự chẳng thấy gì cả, chỉ là 1 cây dù. Vậy mà Ngoại vẫn ráng ngồi bán đến tận 11g đêm

Hình ảnh
Mưa nhòe đường phố, nhòe ánh điện và nhòe luôn cả Ngoại.



Ngoại ngồi ngay Trung tâm hội chợ triễn lãm quốc tế, đường Hoàng Văn Thụ, Tp. Hồ Chí Minh. Rất mong mọi người khi có dịp đi ngang qua, hãy dừng xe mua giúp ngoại cái bánh hoặc đơn giản chỉ là trò chuỵên, vì Ngoại ngồi 1 mình buồn lắm.

luongdiennhan