Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Nhà thờ Hàm Long - Một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Hà Nội và là nhà thờ chính của giáo xứ Hàm Long.

Nhà thờ ở 21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm. Đây là công trình do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ hoàn thành tháng 12/1934, cao 17m.

Đáng chú ý là ở đây người ta dùng nhiều chất liệu xây dựng trong dân gian như: rơm hồ vôi, nứa, giấy bản... để tạo các vòm cuốn, gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô.

Nhà thờ lấy thánh Antôn Pađôva làm quan thầy.

Một số linh mục phục vụ ở đây trong những thập niên vừa qua đã trở thành hồng y và giám mục như: Hồng y Trịnh Như Khuê, Hồng y Trịnh Văn Căn, Hồng y Phạm Đình Tụng, Giám mục G. Nguyễn Tùng Cương, Giám mục F.X Nguyễn Văn Sang











image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


image hosted on flickr


photo by nguyenthanhkhiem









Thăm tượng đài Kitô Vua trên đỉnh Tao Phùng, Vũng Tầu

Thăm tượng đài Kitô Vua trên đỉnh Tao Phùng, Vũng Tầu



Tôi đã đến Vũng Tàu mấy lần, lượn xe dưới chân Núi Nhỏ nhưng chưa lần nào leo lên được tượng đài Chúa Kitô vua. Lòng vẫn băn khoăn tự trách, mình đã đi đến Chùa Hương, leo lên tận chùa Đồng Yên Tử, rồi đền Trung, đền Thượng nơi các vua Hùng làm lễ tế trời… Vậy mà chưa lên viếng thăm tượng Chúa - một kỳ quan vào loại đẹp bậc nhất của đạo Công giáo ở nước ta và cũng là tượng đài Kitô vua cao nhất thế giới. Vậy là lần này có dịp đến thành phố du lịch này, tôi hết sức tranh thủ để đi thăm Núi Chúa trên đỉnh Tao Phùng.





Theo con đường Hạ Long- Quang Trung, con đường đã được bình chọn là đẹp nhất Việt Nam năm 2002, chúng tôi đi bộ để có thể tận hưởng gió biển thổi vào mát rượi. Nhìn từ rất xa đã thấy tượng Chúa giang tay màu trắng trên đỉnh núi xanh. Núi này chính là Núi Nhỏ để phân biệt với Núi Lớn, nó là một trong năm ngọn núi như năm nón tay nhô lên ôm gọn thành phố Vũng Tầu xinh đẹp. Từ khi có tượng Chúa trên núi, người dân gọi tắt là Núi Chúa. Núi Nhỏ còn có tên là núi Tao Phùng. Có lẽ đây là nơi gặp nhau giữa trời và đất, giữa biển và đất liền. Do vị trí đặc biệt trên hành trình của các nhà hàng hải, các thuyền buôn thường phải qua lại Vũng Tầu nên người Pháp đã gọi đây là Cap Saint Jacques “Aller au Cap”, còn người Việt gọi giản đơn là Ô Cấp. Từ thế kỷ XVI, những thương gia Bồ Đào Nha mộ đạo đã đặt tên cho Vũng Tầu là vùng đất “Năm dấu Thánh của Chúa”. Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận sự hiện diện của người Công giáo có mặt ở đây từ năm 1865 khi linh mục Errad Y cho xây cất một nhà thờ ở Bãi Trước. Một sự kiện khác cũng được ghi nhận là năm 1846, thương gia Matheô Lê Văn Gẫm đã bí mật đưa Giám mục Lefebvre từ Singapore về Việt Nam qua đây, bị bắt và bị hành quyết một năm sau đó ở Chợ Quán Sài Gòn. Ngài đã được nâng lên bậc Chân phước năm 1900 và bậc hiển thánh năm 1988.

image hosted on flickr




Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giáo xứ Vũng Tầu do cha xứ Nguyễn Minh Tri coi sóc đã quyết định xây một tượng đài Chúa Giêsu ở mũi Nghinh Phong Ô Quắn cao 10m và bệ tượng cao 5 m. Công việc được khởi sự từ năm 1972 nhưng đến ngày 17-1-1973 thì chính quyền lúc đó bắt phải ngưng thi công. Lý do là giáo hội Phật giáo khiếu nại vì cho rằng đây là vùng đất của Phật giáo. Nhiều cuộc họp thương lượng giữa các bên sau đó dẫn đến thoả hiệp ngày 16-2-1974 là phía Công giáo sẽ dỡ bỏ bức tượng ở Nghinh Phong để xây dựng trên núi Tao Phùng với diện tích 10ha. Núi Tao Phùng cao 176m so với mặt nước biển, khí hậu khắc nghiệt hơn vì gió to, nắng lớn. Bởi vậy, tượng đài phải thiết kế lại cả về qui mô, kết cấu. Phần kỹ thuật bê tông do kỹ sư Nguyễn Quảng Đức phụ trách, phần mỹ thuật do điêu khắc gia Văn Nhân cùng với 50 thợ lành nghề thi công. Vật liệu hầu hết lấy từ trong nước, trừ xi măng trắng nhập ngoại. Cát, sỏi khai thác dưới sông Đồng Nai, đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước (Đà Nẵng). Khó khăn lớn nhất là việc chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi, rồi việc đào móng cũng rất vất vả vì trên đỉnh núi lại là một hệ thống địa đạo bằng bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp. Nhưng với lòng mộ đạo, tượng Chúa Kitô vua đã kịp xong phần thô nhưng đúng vào lúc chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Do hoàn cảnh bộn bề sau chiến tranh nên công việc hoàn thiện tượng đài phải ngưng lại và nguy cơ xâm phạm di tích trầm trọng vì cảnh khai thác đá tràn lan dưới chân núi Tao Phùng. Sau nhiều lần Toà Giám mục Xuân Lộc đề nghị, ngày 28-1-1992, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu đã có công văn số 233/QĐ.UB cho phép linh mục Trần Văn Huyên- chính xứ Vũng Tầu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa Kitô vua trên núi Nhỏ (Tao Phùng). Cả giáo phận phấn khởi. Đức cha Nguyễn Minh Nhật gửi thư động viên cha Huyên: “Nhờ cha tìm cách vận động sự giúp đỡ của những người chuyên môn, các vị hảo tâm và mọi anh chị em tín hữu xa gần… để mọi người thiện chí đều có thể góp phần xứng đáng vào việc hoàn tất tượng Chúa trong thời gian sắp tới”. Một Ban xây dựng do linh mục Tổng đại diện Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban được thành lập. Đồng bào Công giáo cả trong và ngoài nước đều quan tâm cộng tác góp công, góp của. Điêu khắc gia Văn Nhân đang định cư ở nước ngoài cũng phấn khởi về nước để hoàn thành các bức phù điêu dang dở ở chân tượng. Tuổi cao không đủ sức leo 800 bậc đá, ông ngồi dưới chân núi chỉ đạo các học trò từng ngày cho đến khi hoàn tất. Sau 20 năm hoang phế tượng đài bị xuống cấp rất nhiều, cỏ dại mọc um tùm, cuộn cáp đồng chống sét cũng bị mất trộm. Bao nhiêu là việc phải làm nào là dựng bức tượng Pieta (Đức Mẹ ẵm xác Chúa) trước tượng đài chính, rồi 4 bức phù điêu ở 4 mặt chân tượng đài là Bữa tiệc ly, Ba vua thờ lạy, Chúa trao chìa khoá cho Phê rô và Chúa ra trước toà Phi la tô, rồi trồng cây cảnh dọc lối lên xuống, lắp đặt hệ thống điện, nước… Sau 2 năm tu sửa, hoàn thiện, ngày 1-12-1994 Đức giám mục giáo phận Xuân Lộc đã chính thức làm phép khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô vua trên đỉnh núi Tao Phùng.



Bây giờ chúng tôi leo từng bậc thang lên tượng đài. Gần 800 bậc lát đã rất đẹp. Hai bên có tay vịn bằng sắt hoặc tường xây rất an toàn cho du khách. Trời rất nắng nhưng lối đi lại râm mát vì rợp bóng cây. Nhiều nhất vẫn là hoa đại. Lá xanh và hoa nở trắng xoá thơm lừng. Có nhiều cụm tượng rất đẹp và cứ một đoạn lại có một chỗ nghỉ được lát đá và nhiều ghế ngồi để du khách nghỉ chân hoặc cầu nguyện. Ghế này do các người hảo tâm quyên cúng. Đọc tên thấy có đủ mọi nước trên thế giới. Điều dễ nhận ra so với tất cả các danh thắng khác không chỉ là miễn thu lệ phí khách tham quan mà không khí sạch sẽ, văn minh ở đây. Không hề thấy một vỏ chai, một vỏ thuốc quăng trên đường. Không có cảnh ăn mặc hở hang, lố lăng hoặc nằm ngồi, tình tự trên các ghế đá hay khu vực xung quanh. Phải chăng điều này ảnh hưởng ngay đến bãi tắm ở đây. Chúng tôi không thấy những người mặc đồ tắm khoe thân thể như các bãi tắm khác. Dòng Mến Thánh giá Đà Lạt cũng có mấy gian hàng bán đồ lưu niệm, giải khát ở đây nhưng giá cả rất phải chăng chứ không hề đắt đỏ như một số nơi chúng tôi đã đi qua. Trật tự an ninh cũng tốt. Hôm đầu tiên tôi đến đã 6 giờ tối, có biển cảnh báo du khách không lên núi ban đêm nhưng mấy sinh viên bảo tôi, không sao đâu, lên buổi tối mới thấy cái đẹp của thành phố về đêm. Đúng vậy, lên trên cao nhìn ra biển mới đẹp làm sao. Những dàn khoan lấp lánh ánh đèn và gió lộng thổi dưới chân. Nhưng vì chưa leo lên được tượng đài, sáng hôm sau tôi lại đi nữa. Tôi vẫn thường thấy trên truyền hình tượng Chúa Kitô vua, biểu tượng của Brasil ở thủ đô Rio de Janeiro. Nhưng tượng của Brasil chỉ cao có 26m, hai tay tượng dang rộng 16m. Còn tượng Chúa Ki tô vua trên đỉnh Tao Phùng cao 32m, hai tay dang rộng 18,40m. Vậy là tượng Chúa ở Vũng Tầu là tượng cao nhất thế giới. (Và sẽ đứng thứ nhì thế giới, nếu tượng Chúa Kitô vua ở Pêru được khánh thành cuối năm nay cao 37m). Đấy là chưa kể trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan một lúc. Leo 133 bậc thang trong lòng tượng, chúng tôi trèo lên tận tay của tượng và phóng tầm mắt nhìn ra biển Đông, sóng tung trắng xoá.

Cùng với khu đền thánh Bãi Dâu, tượng Chúa Ki tô vua trên đỉnh Tao Phùng đã góp vào cho thành phố Vũng Tầu những danh thắng đẹp thu hút mỗi năm có cả triệu lượt người tới thăm thành phố xinh đẹp này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

TS Phạm Huy Thông

Vương cung thánh đường Phú Nhai - Phu Nhai Basilica













__________________

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả


Chúc mừng quan thầy tất cả mọi người có tên Thánh Gioan Tẩy giả, chúc mọi người luôn tràn đầy Hồng Ân Chúa qua lời bầu cử của Thánh quan thầy và biết noi gương Thánh nhân trong đời sống đức tin của mình :)

Ngày 24/6: Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả


Ngoại trừ Đức Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria, chỉ còn có thánh Gioan Tẩy giả là vị thánh được mừng vào ngày sinh nhật thật của mình, ngày sinh ra trong trần thế ; các đấng thánh khác đều mừng vào ngày sinh nhật trên trời, tức là ngày chết. Lễ này đã có từ thế kỷ thứ V và đặt vào ngày 24.6, có nghĩa là sáu tháng trước ngày sinh của Chúa Cứu Thế.

Theo tường trình của Phúc Âm thánh Luca, Gioan Tẩy Giả đã được thánh hiến từ trong dạ mẹ, khi Trinh Nữ Mẹ Chúa Cứu Thế chào bà Êlisabét, mẹ của Gioan. Sự kiện đặc biệt ở ngày sinh ra hướng ý cho chúng ta thấy ý nghĩa của Gioan trong lịch sử cứu độ.

So với Tân Ước, Gioan vẫn còn thuộc về Cựu Ước ; ngài được Thiên chúa gọi để chuẩn bị dân chúng đón Đức Giêsu đến bằng các bài giảng nói về nước Thiên Chúa và lời kêu gọi sám hối. Chính Đức Giêsu lãnh nhận phép rửa thống hối từ tay ông ta và những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu cũng xuất thân từ đám môn đệ của Gioan. Chính Gioan tự giới thiệu mình là tiếng kêu trong hoang mạc, người Tiền Hô cho Đấng vĩ đại đang đến. Còn Đức Giêsu gọi ông là kẻ lớn nhất do người nữ sinh ra trong thời Cựu Ước và là ngôn sứ Êlia đã trở lại (Mt 11,8.11.14).

Nguyện xin thánh Gioan Baotixita cầu bầu cùng Chúa giúp chúng ta cũng biết sống như Ngài đã sống: khiêm tốn trong lời nói và trong cung cách sống. Vì đó là bằng chứng sống động để Chúa được lớn lên trong ta và trong mọi người.

(tổng hợp)

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

5-6-2011: “Còn lại tình yêu”

Đoan Trang

Tôi biết đây sẽ là một bài viết rất kém của mình, bởi vì tôi không đủ khả năng để thể hiện hết những gì mình đã chứng kiến hôm qua, 5/6/2011. Tôi chỉ có thể nói, đó là một ngày nắng chói chang, vàng rực đường phố, cây lá rất xanh và màu cờ, màu áo thì rất đỏ.

Tôi đã thấy những bạn trẻ đứng dưới nắng như thế, từ 8h sáng, giơ cao cờ, những khẩu hiệu in lên giấy A4, ảnh Bác Hồ và ảnh tướng Giáp với nụ cười mạnh mẽ và quả đấm giơ lên: “Không sợ”. Tôi thấy hàng rào cảnh sát cơ động nai nịt, mũ bảo hiểm, khiên, dùi cui, đẩy các bạn lùi dần từng bước, từ dưới chân tượng Lenin, bật dần khỏi vườn hoa, ra vỉa hè và xuống lòng đường. Có những dân phòng trẻ, xô đẩy rất hung hãn. Có những dân phòng già hơn thì ôn tồn đạo mạo: “Được rồi, được rồi, ghi nhận. Thế thôi, xong. Về, về đi”, hệt như nói với trẻ nít. Ngay cả trong những phút ấy, tôi vẫn nghe các bạn nhắc nhau: “Đừng chửi, đừng nổi nóng”, “hết sức giữ bình tĩnh”, “ôn hòa anh em ơi”… Hàng người cứ bị đẩy lùi từng bước một, mặc cho các bạn trần tình: “Chúng em có làm gì đâu?”, “Các anh giăng dây đi vậy, cho cái ranh giới để chúng em biết chỗ mà đứng”.

Tôi thấy một dân phòng trẻ tuổi, gần như chỉ chờ lệnh ban ra là lấy hơi, giơ hai tay xông tới, sấn sổ đẩy các bạn cùng trang lứa với mình lại. Nhưng tôi cũng tin rằng, ngoài một số ít vị nhiệt tình quá mức đó, các nhân viên an ninh, cảnh sát cơ động, dân phòng… đều không chủ trương “chơi rắn”, vì nếu không, sẽ không có chuyện các phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia được tự do cứ việc mướt mồ hôi mà bấm máy tanh tách thế kia.

Và rồi đoàn người ấy xuống đường, rùng rùng bước đi.

Qua những con phố đông đúc, chật chội của thủ đô. Qua những cửa hàng hào nhoáng và những quán ăn vỉa hè nhếch nhác. Qua những hàng xà cừ xanh, bằng lăng tím và phượng đỏ. Qua một ngã tư, nơi vài người đi xe máy dừng chờ đèn đỏ đã vỗ tay hưởng ứng đoàn ra mặt. Tôi đã nghe các bạn nhắc nhau “đi gọn lại”, “chậm thôi”, “đừng giẫm lên cỏ”, “đi lên vỉa hè”. Các bạn hát Quốc ca, Nối vòng tay lớn, Dậy mà đi, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Rồi đọc vang “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” phiên âm Hán-Việt – đành vậy, vì có tới ít nhất hai bản dịch tiếng Việt. Nhưng tiếng hét đến lạc cả giọng “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!” của các bạn, ai có thể xem thường?

Những chiếc xe cảnh sát vẫn áp sát, tiếng loa văng vẳng: “Các lực lượng đi bộ không đi xuống lòng đường. Các phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển, không dừng lại, không đi lên vỉa hè”. Tôi mỉm cười, vì thật ra chính vào lúc đó, chúng tôi rất có cảm giác như mình đang được bảo vệ, giá các anh ấy gọi thẳng ra là “đoàn biểu tình” có phải hay hơn dùng cụm từ “các lực lượng đi bộ” không? Một bạn trẻ bỗng “nhân thể” hô lên: “Phản đối Trung Quốc xâm lược. Phản đối công an đi ngược chiều”. Ai cũng cười. Tôi thấy anh công an trẻ, rất đẹp trai, rảo bước song song với đoàn, quay đi cười rung rung vai.

Tôi biết tôi viết kém, vì ngay đến cái tựa đề, tôi cũng phải mượn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng vì tôi thích vở kịch “Còn lại tình yêu” của ông, viết về người anh hùng Nguyễn Thái Học. Nhà văn viết rằng, con người làm cách mạng bất thành ấy, trước khi chết đã nói thế này: “Chỉ một mình mình tốt thôi thì nguy hiểm lắm. Người tốt bao giờ cũng yếu đuối và dễ vỡ. Những người tốt phải liên kết lại với nhau, như thế thì bọn xấu mới không làm hại được. Cái ấy gọi là chính trị đấy”. Chính trị, theo ý nghĩa đó, thật tốt đẹp thay vì là cái gì xấu xa, đáng sợ như người ta vẫn đang cố gắng làm cho thế hệ trẻ ở nước mình nghĩ. Chính trị, đơn giản như một sinh viên kinh tế đã nói với tôi, đó là vấn đề tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người (lưu ý là tạo cơ hội bình đẳng chứ không tạo sự bình đẳng), bảo vệ người tốt và chống lại cái xấu, bảo vệ người yếu và chống lại kẻ bạo ngược.

Cuối cùng thì điều đọng lại sau cuộc biểu tình bị cho là “không tồn tại” kia, là gì? Đó là tình yêu.

Và tôi thấy một bạn trẻ, rất trẻ, có lẽ tôi nên gọi là em. Em cầm cuốn sổ tay, mở rộng, trên trang bìa lót của quyển sổ có hình tấm bản đồ nước CHXHCN Việt Nam, mà em đã dùng bút dạ đỏ khoanh hai trái tim vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Em đi hàng đầu, tay giơ cao quyển sổ mở, thiêng liêng như đang nâng lá cờ Tổ quốc. Em cứ đi như thế, rất lâu, dưới nắng hè gay gắt làm ai cũng phải nheo mắt lại. Người em gầy, mắt em cận, mặt em nhợt nhạt và nhễ nhại mồ hôi.

Tôi đi lùi lại, tụt xuống cuối đoàn, bởi vì tôi không muốn ai nhìn thấy tôi trào nước mắt.

Đ. T.

Lòng ái quốc, tại sao không?

Câu nói nổi tiếng của danh ttướng nhà Trần đã trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt, bất cứ một học sinh nào khi tuổi còn thơ cũng cảm thấy tự hào khi học trang sử đó. Chính các thầy cô đã dạy dỗ chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc cha mẹ đã giáo huấn chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc tiền nhân đã hun đúc chúng tôi lòng yêu nước. Vậy, hôm nay tại sao không?

Hãy lật lại lịch sử Việt Nam 4.000 năm qua.

Năm Quý Mão 43, Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi khởi nghĩa bị quân Hán của Mã Viện đánh bại, tương truyền vì không muốn bị làm nhục, Hai Bà đã nhảy xuống Hát Giang tự vẫn.

Đó là sự thật.

Năm 248, Bà Triệu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận, Thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo sử sách, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì phải lui về xã Bồ Điền và cùng đường tự tử. Khi ấy Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Cũng giống Trưng Trắc và Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh quyết không để bị khuất phục. Chết, nhưng không nhục.

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kìnhBiển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!" Câu nói bất hủ của người con gái anh hùng của dân tộc Việt đã tỏ chí khí mà ngàn sau dân Việt mãi còn kính phục.

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Đó là sự thật.

Năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống, viêt nên bài “Thơ Thần” bất hủ nói rõ chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Đó là sự thật.

Thế kỷ thứ XIII, Trần Hưng Đạo ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân-Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui quân về Vạn Kiếp. Thượng hoàng Thánh Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn-Miếu Xã-Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đã!”

Đó là sự thật.

Thế kỷ XV, Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Triều đình nhà Minh, vốn rất muốn xâm lăng Đại Việt, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên TrừngHồ Hán Thương. Vương triều Đại Ngu sụp đổ. Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận.

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng phất cờ khởi nghĩa. Tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Lê Lợi chiến thắng quân Minh, trở thành vị vua đầu tiên của nhà hậu Lê. Bản thiên cổ hùng văn “Bình Ngô Đại cáo” của đại thần Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Đó là sự thật.

Thế kỷ XVIII, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Cuối năm 1788, vua Thanh Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, huy động từ lưỡng Quảng, Vân Nam, Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , vào chiếm đóng Thăng Long.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đập tan hơn 20 vạn quân Thanh, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn sau thảm bại trận Ngọc Hồi, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ ấn tín cuốn cờ mà chạy.

Đó là sự thật.

Thế kỷ XX, năm 1979, Trung Quốc xâm chiếm biên giới phía Bắc, quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bật âm mưu bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Đó là sự thật.

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Ngày 30-12-1999, Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã làm nóng lòng hầu hết những người Việt Nam còn nghĩ đến quê hương đất tổ khi Ải Nam Quan không còn trên lãnh thổ Việt Nam.

Những ngày đầu tháng 12-2007, Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đứng trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao “nói lên tình hữu nghị”, ngày 9-12 dân chúng Việt Nam biểu tình phàn đối việc xâm chiếm Trường Sa, Hoàng Sa, đại diện chính quyền sợ hãi thanh minh “đó là tự phát, nhà nước chưa cho phép”.

Còn hôm nay, những ngày tháng của năm 2011 ngư dân Việt bị Tàu Trung Quốc bắn giết chính trên hải địa của mình, tàu dầu khí Việt Nam bị cắt thiết bị chính ngay trong thềm lục địa Việt Nam, lẽ nào chúng ta cũng chỉ im lặng cúi đầu?

Sự thật là: Trong thế kỷ XX, XXI chúng ta đã nhiều lần lùi bước, Trung Quốc nhiều lần lấn lướt coi khinh, phần đất của dân tộc mà cha ông ta đã đổ bao xương máu gìn giữ nay có nguy cơ không còn nữa.

Đó là sự thật.

Đã đến lúc chúng ta không thể khuất phục.

800 năm trước, Trần Quốc Tuấn đã từng viết nên bài “Hịch tướng sĩ" khuyên răn các binh lính học tập, rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần thứ 2, nội dung áng hùng thư đó, ngày nay đọc lại sao vẫn còn nhiều điều cho ta suy nghĩ: “… ta cùng các ngươi sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan, trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ… Ta đây, ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng cam lòng… Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm…”

Ngày nay, nước ta có phải vậy không?

Bài viết này, không phải hô hào dân ta ngay lập tức phải xông pha chiến đấu giành lại Hoàng Sa – Trường Sa, đó là việc lâu dài, cần có thời gian xây dựng binh lực hùng cường. Đất nước là chung của mọi người, không của riêng ai.

Bài viết này, chỉ mong góp thêm tiếng nói ủng hộ hành động yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam. Lịch sử 4.000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt.

Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.

Đừng để chúng tôi hổ thẹn với tiền nhân.

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

(Chiếu xuất quân – Quang Trung – Nguyễn Huệ)

B. M.

Trung Quốc hăm Tát Việt Nam vỡ mặt



PV: Chúng ta biết rằng VN và TQ có tranh chấp khai thác dầu khí tại biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Tuần qua chính quyền VN bày tỏ bất bình và phản đối TQ. Trong khi TQ cho là mình đúng theo luật quốc tế hành xử trên lãnh hải chủ quyền của TQ. Xin ông Shih Chi-ping cho biết nhận định của ông về vấn đề này.

Shih Chi-ping: Thứ năm vừa qua, VN phản đối TQ đưa ba tàu chiến cặp sát tàu dầu của họ, cắt đi dây cáp. VN nói TQ vi phạm lãnh hải của họ và cực lực phản đối. Phản đối cái gì? VN vào lãnh hải TQ. TQ hành xử đúng luật. VN nhận vơ là chủ quyền của họ. Chính hành động cực lực lên án của VN là hành động bất hợp pháp.

PV: Hoạt động của VN trong vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) rất năng động trong những năm gần đây. VN khai thác dầu trên lãnh hải TQ, tăng cường vũ trang trong khu vực gây căng thẳng. VN còn lôi kéo các công ty quốc tế đến đây khai thác. Ông có nhận định gì về vấn đề này?

Shih Chi-ping: VN nhận chủ quyền 29 đảo trong vùng biển tranh chấp, nhiều nhất trong số các quốc gia khác. VN chiếm bất hợp pháp các đảo này rồi tìm cách hợp thức hóa như chuyện đã rồi. VN nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ hậu thuẫn. Cho nên họ lôi kéo rất nhiều công ty dầu vào đây khai thác. Họ muốn dựng chuyện đã rồi. Họ làm lén lút như vậy vài năm nay. Mỗi năm họ khai thác hàng ngàn tấn dầu thô. Số lượng này đáng kể.

PV: Vậy thì nhiều quá. Ông có thể phân tích động thái của VN nhằm hợp thức hóa chủ quyền các đảo này không?

Shih Chi-ping: VN hành động từng bước có tính toán và cân nhắc. Trước hết VN nhập đảo vô tỉnh và vẽ vô bản đồ. Thứ hai là đổi tên, không gọi nó là biển Đông Trung Hoa, Sa, Hải, Nam Sa, họ đổi nó thành Trường Sa. Tôi nghĩ đã đổi thì đổi hết đi, tại sao lại còn chữ Sa? Lạ thật. Bước thứ ba là di dân. Vùng này đâu có cư dân. Không cư dân thì không thể xác nhận chủ quyền. Dân di cư không muốn sống ở những nơi này, họ phải cho tiền. Anh đi ra đó đi, tôi cho tiền. Đi một ngày cũng được rồi về lại đây sống. Sau đó thì mở tour du lịch, bầu cử chính quyền địa phương. Cuộc bầu cử vừa rồi mới buồn cười. Ngoài việc bầu ra chính quyền địa phương, dân đảo còn có đại biểu Quốc hội nữa. Lại còn xây sân bay. Gây niềm tin cho công ty quốc tế. VN quá tham lam.

PV: Trước tình thế này, TQ cần phải ứng xử ra sao, thưa ông?

Shih Chi-ping: TQ luôn khoan hồng với quá khứ, bởi vì đó là quá khứ. TQ đã hình thành với các quốc gia khu vực bản Tuyên bố ứng xử trong vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). TQ hy vọng giải quyết các tranh chấp qua con đường đối thoại hòa bình. Tuy nhiên nếu VN không dừng lại thì TQ bắt buộc phải dùng vũ lực. Do đó bất kỳ lúc nào TQ cũng chuẩn bị sẵn sàng. Khi tình thế bắt buộc sẽ phải tát cho anh chàng VN vỡ mặt.

PV: Cụ thể mà nói thì TQ đang tích cực chuẩn bị những gì?

Shih Chi-ping: Trước tiên là đàm phán. TQ đã chậm chân khai thác hơn VN và các công ty quốc tế. Trong năm nay TQ đã khoan được 38 mũi vào 9 mỏ dầu đáy đại dương, số lượng đáng kể. Thứ hai, TQ vừa mua được 4 giàn khoan biển sâu cỡ lớn, tổng trị giá 10 tỷ nhân dân tệ. Một giàn khoan mã số 981, máy bay 3 tấn đáp được, khoan dưới mặt biển 3.000 mét, sâu 10.000 mét. Cái này gọi là nhuyễn lực của TQ (soft power – sức mạnh mềm).

PV: Đã có nhuyễn lực ắt hẳn phải có cường lực (hard power) phải không ông?

Shih Chi-ping: Cường lực nằm ở chỗ này: Trong quá khứ, khu vực đảo này nằm ngoài tầm kiểm soát của TQ. Máy bay của TQ cất cánh từ đảo Hải Nam đến Nam Sa, bay về là hết xăng, nên không đánh đấm gì. Nhưng bây giờ nhờ có phi trường tại đảo, cũng như hàng không mẫu hạm, máy bay tiếp nhiên liệu, tàu ngầm đủ cả. TQ sẽ trở nên năng động tại đây, khi cần có thể trừng trị không khoan nhượng. Cái này tôi gọi là cường lực (hard power).

PV: Có cường lực, nhuyễn lực, còn thực lực thứ ba của TQ là gì?

Shih Chi-ping: Tôi gọi đó là ảo lực. Ảo lực này dùng nhuyễn lực xây dựng cường lực, ngược lại dùng cường lực củng cố nhuyễn lực. Hôm nay chúng ta không khoan nhượng bọn VN và bọn công ty dầu tòng phạm. Nếu họ không biết, ta sẽ gây áp lực, không phải chỉ cắt dây cáp. Phải cẩn thận, các người sẽ phải trả giá cho việc sai trái của mình. Đó là sức mạnh ảo lực của TQ.

TTL lược dịch theo Ifeng.com

Chúng ta đã làm được điều nhỏ nhất có thể

Khoảng 8g15 sáng 05/6/2011, ngay trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM, cuộc biểu tình phản đối quân xâm lược chính thức bắt đầu.

Đúng như “hẹn ước”, đã có sự ngạc nhiên lớn ngay từ phút đầu. Bởi nếu như những lời kêu gọi xuống đường râm ran nhiều tuần lễ trước đều hướng vào người trẻ qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội, tin nhắn, e-mail, diễn đàn… thì châm ngòi cho cuộc biểu tình sáng nay là những anh tài đã một thời ngang dọc. Khi xung quanh tòa nhà góc Nguyễn Thị Minh Khai còn “vắng vẻ”, chỉ có lực lượng an ninh được tăng cường dày đặc, thanh niên ta còn đang “ém quân” chờ đợi, thì nhóm trí thức được dẫn dắt bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (đã hơn 90 tuổi), ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, André Menras (Hồ Cương Quyết – người song tịch Việt Pháp), Cao Lập, Nguyễn Quốc Thái, Đỗ Trung Quân, Lê Công Giàu, Vương Đình Chữ, Nguyễn Đăng Phấn, Đinh Kim Phúc… đã nổ “phát pháo” đầu tiên chính tại cửa lãnh sự quán phương bắc trên đường Phạm Ngọc Thạch. Với thái độ nhã nhặn, các ông đứng dàn ngang và căng những biểu ngữ kêu gọi Công Lý và Hòa Bình trên Biển Đông; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Chấm dứt ngay thái độ hiếu chiến, bành trướng tại Biển Đông; Tôn trọng hoàn toàn công ước luật biển đã ký

Khi nhiều “an ninh” hùng hổ, to tiếng dấn tới nhóm các bô lão thì đồng thời các bạn trẻ cũng từ từ tràn ra. Không đầy ít lâu sau, 4 góc đường giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch đã được bao kín bởi người biểu tình và… công an. Nhóm lão tướng trao các biểu ngữ lại cho người trẻ và rút đi. Riêng các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, André Menras, Cao Lập “được” Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua và Phó chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thành Tài đích thân ra tận “đường phố” mời vào văn phòng thành đoàn để thưa chuyện. Bên ngoài, các bạn trẻ ngày một đông, vừa di chuyển quanh tòa lãnh sự, vừa hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Khoảng 9g, đoàn biểu tình đã quy tụ hàng ngàn thanh niên, sinh viên từ các ngả đường tuôn về. Họ bắt đầu diễu hành qua khắp các con đường khu trung tâm thành phố. Họ hát vang những bài ca kêu gọi lòng yêu nước, hô to khẩu hiệu chống quân xâm lược. Cuộc diễu hành diễn ra trong khí thế hừng hực căm phẫn trước những hành động ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Các bạn trẻ cũng kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Nhiều biểu ngữ hơn được mang tới, bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa, như Đời đời các người sẽ bị quả báo, Đời đời các người sẽ bị nguyền rủa, Trung Quốc dừng lại, Biến khỏi lãnh hải của chúng tôi…

So với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2007, lần này anh em công an (cả nổi lẫn chìm) có vẻ “nhẹ tay” hơn. Quan sát cuộc diễu hành trên đường Đồng Khởi, GS Chu Hảo nói: “Đây là một dấu hiệu tích cực. Nhắc nhớ rằng bất kỳ một chính quyền nào rồi cũng phải dựa vào sức mạnh của nhân dân”.

Cho dù là “ai đứng đằng sau” hay “ai bật đèn xanh” v.v. thì “phép thử” trong sáng ngày 05/6 lịch sử này, cũng cho thấy với tư cách và khả năng của người công dân, chúng ta đã làm tất cả những gì có thể vào lúc này. Chỉ một việc nhỏ như cuộc xuống đường sáng nay, có lúc manh mún, “an toàn” như giọt nước, nhưng khi cần, cũng sẽ lập tức thành cơn lũ quét… Nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ bằng tất cả danh dự và trách nhiệm của mình. Còn lại, những người đại diện nhân dân hãy nghĩ xem, sức mạnh của quốc gia có phải chỉ là ngoại giao hay chạy đua vũ trang…?

Cho đến hơn 13g cùng ngày, “người dân hiếu ký” bắt đầu kéo ra đường xem… biểu tình. Trong khi đó trước tòa lãnh sự của “bạn” vẫn còn hàng trăm thanh niên tiếp tục hò reo.

PV BVN

Video và chùm ảnh dưới đây do phóng viên BVN và bạn bè thực hiện.

Video biểu tình tại Sài Gòn

clip_image002

Phạm Đình Vượng, Vương Đình Chữ, Nguyễn Đình Đầu, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quốc Thái, Trần Tử Vân Anh, André Menras Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm.

clip_image004

Giữa: Nhà nghiên cứu biển Đỗ Thái Bình, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

clip_image006

Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy

clip_image008

clip_image010

clip_image011

clip_image012

clip_image014

clip_image016

clip_image017

clip_image019

clip_image021

clip_image023

clip_image025

clip_image027

clip_image029

clip_image031

clip_image032

clip_image034

clip_image036

clip_image037

clip_image039

clip_image041

clip_image043

clip_image045

clip_image047

clip_image049

theo Bauxite Vietnam