Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009

Bảy kỳ quan thế giới mới

Bảy kỳ quan thế giới mới là một cuộc bình chọn qua mạng lưới toàn cầu để tìm ra bảy tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật khác bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, sự kiện nói trên không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận.
1 .Khu Di tích Chichén Itzá( Mexico).
Chichen Itza từng là một trung tâm cấp vùng lớn tại những vùng đất thấp Maya từ Đầu Cổ điển (Late Classic) cho tới Cuối Cổ điển (Terminal Classic) và kéo dài tới cả một số thời kỳ ở giai đoạn đầu Hậu Cổ điển (Early Postclassic). Địa điểm này chứa đựng vô số các phong cách kiến trúc, từ cái gọi là “kiểu Mexico” và kiểu các phong cách tìm thấy ở trung Mexico cho tới phong cách Puuc được tìm thấy tại Puuc Maya ở các vùng đất thấp phía bắc. Sự hiện diện của các phong cách Mexico từng được cho là biểu hiện của sự di cư trực tiếp hay thậm chí là sự chinh phục của vùng trung Mexico, nhưng những quan điểm gần đây nhất cho rằng sự hiện diện của những phong cách phi Maya đó có lẽ chính xác hơn là một sự khuếch tán văn hoá.

Các dữ liệu khảo cổ học, như bằng chứng cho thấy một số công trình hay các quần thể kiến trúc bị đốt cháy, cho thấy rằng sự sụp đổ của Chichen Itza gắn liền với bạo lực. Sau khi quyền bá chủ của Chichen Itza suy tàn, một quyền lực cấp vùng khác là Yucatán nổi lên trở thành trung tâm mới của Mayapan.

Theo Hiệp hội Nhân loại học Châu Mỹ, những tàn tích Chichen Itza hiện là tài sản liên bang, và quyền quản lý địa điểm này thuộc Instituto Nacional de Antropología e Historia (INAH) Mexico. Tuy nhiên, vùng đất bên dưới các công trình, thuộc sở hữu tư nhân bởi đa phần các vùng đất này đều là các tài sản thừa kế tại Mexico. Trong trường hợp Chichen Itza, vùng khảo cổ học thuộc sở hữu của gia đình Barbachano.
2 Tượng Chúa Giêsu ở Rio de Janeiro.
Cristo Redentor ("Kitô người chuộc lỗi" trong tiếng Bồ Đào Nha) là tên của một bức tượng Chúa Giê-xu đứng trên một đỉnh núi hoa cương cao 710 m. Tượng được dựng năm 1931, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Brasil độc lập. Tượng cao 30 m đứng trên bệ 7 m; đầu tượng nặng 35,6 tấn, cao 3,7 m; mỗi cánh tay tượng nặng 9,1 tấn; khoảng cách giữa hai đầu ngón tay của bàn tay trái và phải là 23 m. Ngọn núi nơi tượng đứng có tên núi Corcovado (có nghĩa là "lưng gù" trong tiếng Bồ Đào Nha) tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil. Tượng được làm theo thiết kế của Heitor da Silva Costa, nhà điêu khắc là Carlos Oswald và Paul Landowski. Kỹ sư Guglielmo Marconi là người thiết kế đèn chiếu sáng xung quanh tượng.
Năm 1985, Francisco Passos và Tegesra Suris xây dựng tuyến đường sắt thông đến núi Corcovado, cách đỉnh núi khoảng 40 m. Từ đây qua 120 bậc đá là có thể đến bệ tượng. Tại đây, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Rio de Janeiro. Ngoài ra, cũng còn có một đường bộ cho các người leo núi.
3 Vạn Lý Trường Thành.
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6.352 km (3.948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
4 Pháo đài Machu Picchu
Machu Picchu (tiếng Quechua: Machu Piqchu, "Đỉnh Cũ"; thỉnh thoảng được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca") là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m (7.970 ft)[1] trên một quả núi có chóp nhọn. Machu Picchu nằm trên Thung lũng Urubamba tại Peru, khoảng 70 km (44 dặm) phía tây bắc Cusco. Bị thế giới bên ngoài quên lãng từ nhiều thế kỷ, dù người dân địa phương vẫn biết tới nó, Machu Picchu đã trở lại thành trong sự chú ý của thế giới nhờ công nhà khảo cổ học Hiram Bingham người đã tái khám phá nơi này năm 1911, và viết một cuốn sách bán rất chạy về nó. Peru hiện đang thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm đòi lại hàng ngàn đồ vật Bingham đã lấy đi khỏi nơi này.
Machu Picchu có lẽ là biểu tượng thân thuộc nhất của Đế chế Inca. Thường được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca", từ năm 1983 địa điểm này đã được lựa chọn trở thành một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO.

Mọi người cho rằng thành phố này do Sapa Inca Pachacuti xây dựng, bắt đầu từ khoảng năm 1440, và không có người ở cho tới cuộc Chinh phục Peru của người Tây Ban Nha năm 1532. Bằng chứng khảo cổ (cộng với những nghiên cứu gần đây về các văn bản thời kỳ đầu thuộc địa) cho thấy Machu Picchu không phải là một thành phố thông thường, mà chỉ là một thị trấn làm nơi nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca (tương tự như các Làng Roma). Nơi này có một cung điện lớn và các đền đài dành cho các vị thần Inca bao quanh một sân, với những công trình kiến trúc khác cho người hầu. Ước tính rằng không quá 750 người sống tại Machu Picchu cùng một thời điểm, và có lẽ chỉ một phần nhỏ trong số đó sống tại nơi này trong mùa mưa và khi không có vị quý tộc nào tới đó.

Mọi người cho rằng nơi này đã được lựa chọn vì vị trí độc nhất của nó cũng như vì các đặc điểm địa lý. Có ý kiến cho rằng bóng của rặng núi phía sau Machu Picchu là hình bộ mặt người Inca nhìn lên phía bầu trời, và đỉnh lớn nhất, Huayna Picchu (có nghĩa Đỉnh Trẻ), là cái mũi của nó.

Năm 1913, địa điểm này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng sau khi National Geographic Society dành toàn bộ chương trình tháng 4 của họ cho Machu Picchu.

Năm 2000, khoảng 400.000 người đã viếng thăm Machu Picchu, và UNESCO bày tỏ sự lo ngại của mình với sự xuống cấp có thể xảy ra cho địa điểm với một lượng du khách lớn như vậy. Tối đa 2.500 được phép vào thăm tàn tích Machu Picchu trong một ngày nhằm ngăn chặn sự xâm hại với di tích. Chính quyền Peru đã nhấn mạnh rằng không có vấn đề gì xảy ra, và rằng sự xa xôi của di tích tự nó sẽ đặt ra những hạn chế tự nhiên với ngành du lịch . Định kỳ, những đề xuất được đưa ra nhằm thiết lập một hệ thống cáp treo dẫn tới nơi này, nhưng chúng luôn luôn bị bác bỏ.
5 Khu Di tích Petra.
Petra (tiếng Hy Lạp: πέτρα, có nghĩa là "đá"; tiếng Ả Rập: البتراء Al-Butrā) là một khu vực khảo cổ học ở phía Tây Nam Jordan, nằm trên sườn núi Hor[1], trong một lòng chảo nằm giữa những ngọn núi tạo nên sường phía Đông của Arabah (Wadi Araba), một thung lũng lớn chạy từ Biển Chết đến Vịnh Aqaba. Nó nổi tiếng vì có rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá. Khu vực được che giấu trong một thời gian rất dài này được công bố cho thế giới phương Tây bởi một nhà thám hiểm người Thuỵ Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt, vào năm 1812. Nó cũng được công nhận rộng rãi như “một thành phố hoa hồng đỏ với tuổi đời bằng một nửa độ dài của thời gian” trong một bài thơ sonnet đạt giải thưởng Newdigate của John William Burgon. Burgon thực sự chưa đến thăm Petra, nơi mà người châu Âu chỉ có thể tiếp cận với sự trợ giúp của hướng dẫn viên địa phương và đội hộ tống có được vũ trang sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Khu vực này được công nhận là di sản thế giới của UNESCO năm 1985 và được mô tả là "một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại.
6 Đấu trường La Mã - Colosseum
Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitia
Đấu trường Colosseum vẫn được sử dụng gần 500 năm với những bằng chứng ghi chép được về trận đấu thế kỷ 6 - rất lâu sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ngoài sử dụng làm nơi đấu của võ sỹ, nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Công trình này dẫn dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài...

Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum vẫn từ lâu được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của Roma và vẫn còn nhiều liên hệ với Nhà thờ Cơ Đốc. Hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseo.

7 Đền Taj Mahal.
j Mahal (tiếng Urdu: تاج محل, tiếng Hindi: ताज महल) là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه ‌جها) có nghĩa là "chúa tể thế giới" đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal.Công việc xây dựng bắt đầu năm 1632 và hoàn thành năm 1648. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.[1] Sau khi hoàn tất, ông ra lệnh chặt hết tay của những người thợ xây để không bao giờ họ còn có thể xây nên một ngôi đền đẹp như thế này nữa.
Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét